26. Bất động sản

Sàn giao dịch bất động sản (Real Estate Exchange) và những qui định của pháp luật

copyright

Hình minh họa: Sàn giao dịch bất động sản (Nguồn: Tạp chí tài chính).

Sàn giao dịch bất động sản (Real Estate Exchange)

Sàn giao dịch bất động sản (SGDBĐS) – danh từ, tạm dịch sang tiếng Anh là Real Estate Exchange hoặc Real Estate Transaction Platform.

Sàn giao dịch (SGD) có thể hiểu là một hình thức cung cấp dịch vụ cho những người môi giới và người mua bán.

Theo Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, “Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản”.

Bất động sản (BĐS) được phép đưa lên SGDBĐS bao gồm nhà, công trình xây dựng có sẵn, hoặc hình thành trong tương lai của tổ chức, cá nhân; tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh và các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật.

Qui định của pháp luật kinh doanh bất động sản về hoạt động SGDBĐS

 Về điều kiện thành lập SGDBĐS

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ SGDBĐS phải thành lập doanh nghiệp;

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ SGDBĐS phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS; người quản lí, điều hành SGDBĐS phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS;

– SGDBĐS phải có qui chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kĩ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.

Tham khảo:   Thiết kế cơ sở (Basic Design) là gì? Trình tự thẩm định thiết kế cơ sở

Về nội dung hoạt động

– Thực hiện việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS.

– Tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS; giới thiệu, niêm yết, cung cấp công khai thông tin về BĐS cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch; kiểm tra giấy tờ về BĐS bảo đảm đủ điều kiện được giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và kí kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ SGDBĐS

Về quyền

– Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, thông tin về BĐS được đưa lên SGDBĐS;

– Từ chối đưa lên SGDBĐS các BĐS không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh;

–  Được thu phí dịch vụ của khách hàng có BĐS được đưa lên SGDBĐS;

–  Yêu cầu khách hàng bồi thường thiệt hại do lỗi của khách hàng gây ra;

– Các quyền khác trong hợp đồng.

Về nghĩa vụ

– Bảo đảm BĐS được đưa lên SGD phải có đủ điều kiện được giao dịch;

– Cung cấp đầy đủ, trung thực hồ sơ, thông tin về BĐS và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp;

– Bảo đảm cơ sở vật chất, kĩ thuật và điều kiện hoạt động của SGDBĐS;

Tham khảo:   Thế chấp đầu tiên (First Mortgage) là gì? Đặc điểm

– Thực hiện chế độ báo cáo theo qui định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo qui định của pháp luật;

– Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

– Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia SGDBĐS

Về quyền

– Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ SGDBĐS cung cấp hồ sơ, thông tin về BĐS;

– Kí hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ SGDBĐS để mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS;

– Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ SGDBĐS bồi thường thiệt hại do lỗi của SGDBĐS gây ra;

– Các quyền khác trong hợp đồng.

Về nghĩa vụ

– Thực hiện qui chế hoạt động của SGDBĐS;

– Trả phí dịch vụ cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ SGDBĐS;

– Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

– Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng. (Theo Luật kinh doanh bất động sản năm 2014)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo