26. Bất động sản

Luật đất đai (Land Law) là gì? Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai

Hình minh họa (Nguồn: Biznews)

Luật đất đai (Land Law)

Luật đất đai – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Land Law hoặc Law on Land.

Luật đất đai là tổng hợp các qui phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta. (Theo Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân)

Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai

Theo quan niệm chung, mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội thì Luật đất đai điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai. Đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu nhưng tạo điều kiện tối đa để các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thụ hưởng các quyền của người sử dụng đất và gánh vác trách nhiệm pháp lí của họ.

Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai được chia thành các nhóm như sau:

Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sở hữu, quản lí nhà nước đối với đất đai

Là người đại diện chủ sở hữu, đồng thời là người thống nhất quản lí đất đai theo qui hoạch và pháp luật. Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan có thẩm quyền hành chính và chuyên ngành nhằm thực thi các nội dung cụ thể của quản lí nhà nước về đất đai.

Tham khảo:   Đường sắt đô thị (Urban Railway) là gì? Qui định về đường sắt đô thị

Các quan hệ xã hội phát sinh đối với các chủ thể sử dụng đất và các loại đất được phép sử dụng 

a) Các quan hệ phát sinh đối với tổ chức trong nước khi được Nhà nước cho phép sử dụng đất:

Các tổ chức trong nước là một trong các chủ thể sử dụng đất được Nhà nước cho phép sử dụng đất dưới các hình thức pháp lí chủ yếu là giao đất và cho thuê đất. Các tổ chức này được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp nhưng trong quá trình khai thác, sử dụng phải lên cơ sở qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Bên cạnh đó, Nhà nước cho phép tổ chức trong nước được nhận quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, để từ đó tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai có các quyền và nghĩa vụ pháp lí của người sử dụng đất.

b) Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

Hình thức pháp lí mà cá nhân, tổ chức nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam là thuê đất, riêng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể lựa chọn hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất khi thực hiện các dự án đầu tư.

Như vậy, việc thuê đất nhằm các mục đích khác nhau, thời hạn thuê khác nhau, nhu cầu sử dụng cũng khác nhau, cho nên Nhà nước cần qui định một cách chặt chẽ các trình tự, thủ tục cho thuê đất, các nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam đồng thời bảo hộ các quyền lợi cần thiết cho họ, đặc biệt khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Tham khảo:   Đường sắt (Railway) là gì? Hệ thống ga đường sắt trong qui hoạch đô thị

c) Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của người sử dụng đất:

Thực tế chỉ ra rằng, nhu cầu sử dụng đất không chỉ nhằm mục đích khai thác tối đa các lợi ích vốn có của đất, mà trong khai thác sử dụng, việc xác lập các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn liên doanh là nhu cầu tất yếu của hàng triệu hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.

Vì vậy pháp luật đất đai xây dựng hành lang pháp lí cho việc mở rộng tối đa các quyền năng của hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời cho phép họ thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai theo trình tự, thủ tục qui định.

d) Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình khai thác sử dụng các nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Khi cho phép tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, Nhà nước phân loại, qui định cụ thể từng chế độ pháp lí để thực hiện các biện pháp quản lí, công nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sử dụng, nhằm đảm bảo một cách thống nhất hài hòa lợi ích Nhà nước và từng chủ thể sử dụng cụ thể. (Theo Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân)

Tham khảo:   Qui hoạch sử dụng đất (Land-use Planning) là gì? Tầm quan trọng và lợi ích

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo