26. Bất động sản

Tuy nen kĩ thuật (Utility Tunnel) là gì? Thiết kế, thi công tuy nen kĩ thuật

Tuy nen kĩ thuật (Utility Tunnel) (Ảnh: Tâm An)

Tuy nen kĩ thuật (Utility Tunnel)

Tuy nen kĩ thuật – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Utility Tunnel.

Tuy nen kĩ thuật (hay Tuynel kĩ thuật) là công trình ngầm theo tuyến có kích thước lớn đủ để đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì các thiết bị, đường ống thuật.

Thiết kế xây dựng tuy nen kĩ thuật

a) Tuy nen kĩ thuật ngầm phải phù hợp với điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn;

b) Phải đồng bộ, kết nối phù hợp với quần thể kiến trúc của các công trình liền kề, trên mặt đất, với hệ thống hạ tầng kĩ thuật chung của đô thị; bảo đảm an toàn không làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng lân cận; kết hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng khi cần thiết; đồng thời phải có giải pháp về bảo tồn cây xanh, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa tại khu vực xây dựng (nếu có);

c) Thiết kế tổ chức không gian kiến trúc bên trong các công trình (nếu có) phải đáp ứng công năng sử dụng và bền vững và bảo đảm yêu cầu về mĩ quan, phù hợp với các đặc điểm văn hóa, lịch sử tại khu vực xây dựng công trình;

Tham khảo:   Thẩm định (Appraisal) là gì? Các chủ thể có thẩm quyền thẩm định

d) Thiết kế các hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thông gió, cấp nước, thoát nước, cấp điện, phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm và hệ thống kiểm soát khai thác vận hành trong công trình phải phù hợp với loại và cấp công trình theo qui định của pháp luật về xây dựng;

đ) Bảo đảm các yêu cầu về chống thấm, chống ăn mòn và xâm thực;

e) Bảo đảm việc sử dụng thuận lợi cho người khuyết tật, bảo đảm an toàn và thoát hiểm nhanh chóng khi có sự cố;

g) Tuy nen kĩ thuật ngầm phải có qui trình vận hành sử dụng, qui định bảo trì công trình và phải đề xuất nhiệm vụ của công tác quan trắc địa kĩ thuật. 

Thi công xây dựng tuy nen kĩ thuật

1. Trước khi thi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải xác định hiện trạng các công trình ngầm hiện có trong khu vực xây dựng để có biện pháp xử phù hợp.

2. Các nhà thầu xây dựng phải thiết kế biện pháp thi công được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư chấp thuận.

3. Bảo đảm an toàn cho người và công trình, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đô thị, các công trình lân cận và bên trên; có các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước ngầm và môi trường địa chất đô thị.

Tham khảo:   Khu kinh tế ven biển (Coastal Economic Zone - CEZ) là gì?

4. Có kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng các phương án khắc phục các sự cố có thể xẩy ra trong quá trình thi công như: gặp tầng đất yếu, tầng chứa nước, khí độc, cháy nổ, sạt lở, trồi đất, bục đất nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện thi công và cho công trình.

5. Tuân thủ nghiêm ngặt qui trình, trình tự công việc và có chế độ thường xuyên kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn khi thi công. Khi gặp các sự cố bất thường nhà thầu xây dựng phải có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư và các bên có liên quan để có biện pháp xử phù hợp. (Theo Nghị định Số: 39/2010/NĐ-CP)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo