Quản trị dự án

PTA (Point of Total Assumption – Điểm tổng giả định) trong đề thi PMP là gì?

PTA (Point of Total Assumption) là khái niệm chỉ liên quan đến các hợp đồng giá cố định phí ưu đãi (FPIF – fixed price incentive fee contracts). PTA đề cập đến mức tiền mà vượt trên mức đó thì người bán (SMasterskillsr) chịu toàn bộ tổn thất của phần chi phí vượt quá PTA đó. “Chịu toàn bộ tổn thất” ở đây không phải là SMasterskillsr không có lợi nhuận, mà có nghĩa là khi Actual Cost từ điểm PTA trở lên thì lợi nhuận của SMasterskillsr giảm dần và Buyer không chia sẻ tiếp phần vượt chi phí trên mức PTA nữa (xem bảng và giải thích bên dưới). Khái niệm này hoạt động khi:

  • Người mua (Buyer) và người bán (SMasterskillsr) đã thống nhất các tiêu chí của hợp đồng giá cố định phí ưu đãi FPIF
  • Người mua (Buyer) sẵn sàng hoàn trả một phần chi phí vượt mức cho đến khi đạt đến mức giá trần (ceiling price).

Một vài thuật ngữ cần thiết để tính toán PTA:

  • Cost (Chi phí): Cost là giá vốn đối với SMasterskillsr. SMasterskillsr và Buyer thống nhất Cost, và quy trình ước tính Cost này là minh bạch.
  • Fee (Phí): Fee là phần phí mà Buyer trả cho SMasterskillsr, nó cũng chính là lợi nhuận (Profit) mà SMasterskillsr nhận được.
    • Fee (ở phía Buyer) = Profit (ở phía SMasterskillsr)
  • Profit (Lợi nhuận): Profit là lợi nhuận mà SMasterskillsr nhận được, nó cũng chính là phí (Fee) mà Buyer cần trả.
    • Fee (ở phía Buyer) = Profit (ở phía SMasterskillsr)
  • Price (Giá): Price là số tiền mà Buyer cần trả cho SMasterskillsr.
    • Price (ở phía Buyer) = Cost + Fee
    • Price (ở phía SMasterskillsr) = Cost + Profit
    • Price (ở phía Buyer) =  Price (ở phía SMasterskillsr)
  • Target Cost (Chi phí mục tiêu): Target Cost là chi phí ước tính ban đầu mà SMasterskillsr (người bán) đã lên kế hoạch để thực hiện hợp đồng. Target Cost này được chia sẻ với Buyer (người mua) và quá trình ước tính Target Cost này là minh bạch.
  • Target Fee (Phí mục tiêu): Target Fee là phí mà SMasterskillsr (người bán) muốn có được cho công việc họ đang làm, đây cũng chính là Lợi nhuận mục tiêu của SMasterskillsr. Phí thực tế sẽ phụ thuộc vào mức độ hiệu suất mà SMasterskillsr hoàn thành hợp đồng.
  • Target Price (Giá mục tiêu): Target Price là mức giá mà Buyer (người mua) đang hướng tới. Nó là tổng cộng của Chi phí mục tiêu + Phí mục tiêu (Target Price = Target Cost + Target Fee). Cả Buyer và SMasterskillsr đều sử dụng mức này làm điểm chuẩn. Nếu dự án cuối cùng có giá thấp hơn giá mục tiêu này, người mua và người bán sẽ chia sẻ lợi nhuận theo thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận. Nếu giá vượt quá giá mục tiêu này, người mua và người bán sẽ chia sẻ chi phí theo thỏa thuận chia sẻ chi phí (có khả năng bị điều chỉnh tùy theo mức giá trần mà 2 bên đã thống nhất trước)
    • Target Price = Target Cost + Target Fee
  • Actual Cost (Chi phí thực tế): Chi phí thực tế SMasterskillsr bỏ ra thực hiện dự án. Đây cũng là giá vốn mà SMasterskillsr bỏ ra thực hiện dự án.
  • Chênh lệch Cost = Target Cost – Actual Cost
    • Nếu Target Cost > Actual Cost => Chênh lệch Cost là > 0. Đây là Cost Underrun. Nghĩa là SMasterskillsr thực hiện đạt hiệu suất tốt nên tiết kiệm chi phí so với ước tính ban đầu.
    • Nếu Target Cost < Actual Cost => Chênh lệch Cost là < 0. Đây là Cost Overrun. Nghĩa là SMasterskillsr thực hiện đạt hiệu suất kém nên phát sinh thêm chi phí so với ước tính ban đầu.
  • Sharing ratio (Tỷ lệ chia sẻ): Sharing ratio là tỷ lệ chia sẻ giữa Buyer và SMasterskillsr.
    • Sharing Ratio = Tỷ lệ chia sẻ của Buyer / Tỷ lệ chia sẻ của SMasterskillsr.
    • Ví dụ nếu Sharing ratio = 60/40 thì nghĩa là Buyer chiếm 60% và SMasterskillsr chiếm 40% Chênh lệch Cost
    • Có hai trường hợp:
      • Để chia sẻ lợi nhuận: khi dự án có chi phí thấp hơn chi phí mục tiêu
      • Để chia sẻ chi phí: khi dự án có chi phí cao hơn chi phí mục tiêu.
    • SMasterskillsr’s Share (Phần chia sẻ của người bán – SMasterskillsr) = Chênh lệch Cost * % Tỷ lệ chia sẻ của người bán (SMasterskillsr)
      • Nếu Target Cost > Actual Cost => Chênh lệch Cost là > 0. Đây là Cost Underrun. Khi đó SMasterskillsr’s Share > 0
      • Nếu Target Cost < Actual Cost => Chênh lệch Cost là < 0. Đây là Cost Overrun. Khi đó SMasterskillsr’s Share < 0
    • Buyer’s Share (Phần chia sẻ của người mua – Buyer) = Chênh lệch Cost * % Tỷ lệ chia sẻ của người mua (Buyer)
    • Final Fee (Actual Fee) tạm tính: Lợi nhuận thực tế SMasterskillsr có được (tạm tính). Đây chỉ là lợi nhuận tạm tính vì còn cần so sánh Final Price với Ceiling Price.
      • Final Fee tạm tính = Target Fee + SMasterskillsr’s Share
    • Final Price (Actual Price) tạm tính: Giá thực tế tạm tính
      • Final Price tạm tính = Actual Cost + Final Fee tạm tính
    • Final Price (Actual Price): Giá thực tế cuối cùng sẽ có 2 trường hợp
      • Nếu Final Price tạm tính < Ceiling Price: Final Price cuối cùng = Final Price tạm tính. Đây cũng là công thức tính Final Price khi không có mức giá trần (Ceiling Price).
      • Nếu Final Price tạm tính  >= Ceiling Price: Final Price cuối cùng = Ceiling Price
    Tham khảo:   Ưu điểm của mô hình waterfall là gì?

    Công thức tính PTA (Point of Total Assumption):

    • PTA = (Giá trần – Giá mục tiêu) / Tỷ lệ chia sẻ của người mua + Chi phí mục tiêu
    • PTA = (Ceiling Price – Target Price) / Buyer’s Share Ratio + Target Cost

    Tôi lấy ví dụ từ Rita Mulcahy’s PMP Exam Prep – Ninth Edition trang 521.

    Target Cost

    150,000

    Target Fee

    30,000

    Target Price

    180,000

    Sharing Ratio

    60/40

    Ceiling Price

    200,000

    Actual Cost

    210,000

    Tính PTA như sau:

    PTA = (Ceiling Price – Target Price) / Buyer’s Share Ratio + Target Cost

    PTA = (200,000 – 180,000) / 0.6 + 150,000

    PTA = 183,333

    PTA có nghĩa là gì?

    Điều đó có nghĩa là chi phí thực tế (Actual Cost) không nên chạm đến mốc Điểm tổng giả định PTA (Point of Total Assumption) là 183,333. Nó nên là mục tiêu của SMasterskillsr. Vì nếu Actual Cost chạm vào PTA (và lớn hơn PTA) thì tất cả chi phí vượt quá đó sẽ gây tổn thất cho SMasterskillsr. Tổn thất ở đây không phải là SMasterskillsr không có lợi nhuận, mà có nghĩa là khi Actual Cost từ điểm PTA trở lên thì lợi nhuận của SMasterskillsr giảm dần và Buyer không chia sẻ tiếp phần vượt chi phí trên mức PTA nữa. Xem bảng mô tả các kịch bản như bên dưới với các Actual Cost khác nhau (Chúng tôi chỉ thảo luận về trường hợp vượt chi phí – cost overrun, chúng tôi không thảo luận về chia sẻ lợi nhuận ở đây):

    Tham khảo:   10 Mẹo hiệu quả đảm bảo quản lý dự án thành công
    No. Target Cost Target Fee Target Price =
    Target Cost + Target Fee
    Actual Cost Cost Overrun = Target Cost – Actual Cost SMasterskillsr’s Share (40% of Cost Overrun till PTA) Final Fee =
    Target Fee + SMasterskillsr’s Share
    Final Price tạm tính =
    Actual Cost + Final Fee
    Final Price
    (Buyer’s Payout – Không vượt quá Ceiling Price)
    SMasterskillsr’s Profit =
    Final Price –
    Actual Cost
    Buyer’s Share (60% of Cost Overrun till PTA)
    1 150,000 30,000 180,000 150,000 0 0 30,000 180,000 180,000 30,000 0
    2 150,000 30,000 180,000 160,000 -10,000 -4,000 26,000 186,000 186,000 26,000 -6,000
    3 150,000 30,000 180,000 170,000 -20,000 -8,000 22,000 192,000 192,000 22,000 -12,000
    4 150,000 30,000 180,000 183,333 -33,333 -13,333 16,667 200,000 200,000 16,667 -20,000
    5 150,000 30,000 180,000 190,000 -40,000 -16,000 14,000 204,000 200,000 10,000 -20,000
    6 150,000 30,000 180,000 200,000 -50,000 -20,000 10,000 210,000 200,000 0 -20,000
    7 150,000 30,000 180,000 210,000 -60,000 -24,000 6,000 216,000 200,000 -10,000 -20,000

     

    Dưới đây là một số điều mà bạn có thể đã quan sát được:

    • Kịch bản 1: SMasterskillsr chỉ tạo ra lợi nhuận mục tiêu (Target Profit, cũng chính là Target Fee ở phía Buyer) khi đạt được Actual Cost = Target Cost. Nghĩa là đạt được giá mục tiêu (Target Price).
    • Kịch bản 2 và 3: Khi chi phí thực tế (Actual Cost) tăng lớn hơn chi phí mục tiêu (Target Cost) thì lợi nhuận của SMasterskillsr bắt đầu giảm. Mặc dù Buyer cũng chia sẻ chi phí vượt mức.
    • Kịch bản 4 và 5: Khi chi phí thực tế (Actual Cost) vượt từ Điểm tổng giả định (PTA = 183,333) trở lên, chia sẻ vượt chi phí của người mua (Buyer’s Share) sẽ bị đóng băng (ở ví dụ trên thì Buyer chỉ chia sẻ đến mức 20,000). Bất kỳ sự gia tăng nào nữa về chi phí thì không ảnh hưởng đến khoản thanh toán của Người mua (Buyer) vì tổng thanh toán đã bằng giá trần (Ceiling Price). SMasterskillsr vẫn còn có thể tạo ra lợi nhuận theo kịch bản 4 và 5.
    • Kịch bản 6 và 7: Khi chi phí thực tế (Actual Cost) tạo ra Final Price tạm tính bằng giá trần (Ceiling Price) trở lên thì SMasterskillsr sẽ lỗ
    Tham khảo:   Thất bại của dự án: Tác động và khả năng giải quyết của bạn

     

    Actual Cost vs. Buyer Payout (Chi phí thực tế vs. Thanh toán của người mua)

    Biểu đồ thể hiện Chi phí thực tế (Actual Cost) bằng màu xanh dương và Thanh toán từ phía Buyer (Buyer Payout) bằng màu đỏ. Biểu đồ này cho thấy mức lợi nhuận của SMasterskillsr (khoảng chênh lệch giữa đường màu đỏ và đường màu xanh) bắt đầu thu hẹp khi Actual Cost của SMasterskillsr không đạt Target Cost (dẫn đến không đạt Target Price). Và biên độ thu hẹp hơn nữa khi Actual Cost đạt đến điểm PTA. Ngoài ra, SMasterskillsr bắt đầu thua lỗ khi Actual Cost cao hơn Ceiling Price.

     

    Nguồn: 

    • Rita Mulcahy’s PMP Exam Prep – Ninth Edition
    • iZenBridge – What Is The Point Of Total Assumption (PTA)

     

     

      Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
    G

    0903966729

    1
    Hỗ trợ bạn qua Zalo