Quản trị dự án

Quản lý dự án theo mô hình linh hoạt Agile Scrum

Nếu trước đây việc quản lý dự án theo mô hình truyền thống (waterfall) giới hạn về khả năng thích ứng trước sự thay đổi liên tục từ khách hàng và thời gian hoàn thiện sản phẩm chậm thì quản lý mô hình Agile Scrum đã “cởi trói” được những hạn chế trên.

Lợi ích của Quản lý dự án theo mô hình Agile Scrum

– Lợi ích lớn nhất và dễ nhận thấy mà mô hình Agile mang lại là , thường từ 1-2 tuần sẽ phát hành ra một tính năng cơ bản, mang đến giá trị sử dụng cho khách hàng.

– Điểm vượt trội khác là khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi từ khách hàng. Mọi yêu cầu thay đổi từ khách hàng đều được tiếp nhận tích cực và linh hoạt điều chỉnh cho những lần ra mắt (release) tính năng tiếp theo. Mô hình này đòi hỏi sự làm việc, tương tác thường xuyên giữa team triển khai dự án và khách hàng, tránh được những thông tin “tam sao thất bản” của mô hình truyền thống.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong các phiên bản cập nhật apps trên smartphone là một ví dụ khá hoàn hảo cho mô hình Agile Scrum .

– Sự tự quản của team cũng là điều đáng chú ý, self-organize để phát huy tối đa công cuất của team với sự cam kết tuyệt đối của mỗi thành viên. Quy mô team dự án Agile hoàn hảo sẽ nằm trong giới hạn 7±2, tối đa 9 member, tối thiểu là 5.

Agile hoạt động dựa trên 04 giá trị cốt lõi & 12 nguyên lý (http://agilemanifesto.org)

Agile Manifesto – Tuyên ngôn Agile gồm 4 giá trị cốt lõi

  1. Cá nhân & tương tác hơn là quy trình & công cụ.
  2. Cung cấp phần mềm chạy tốt hơn là bộ tài liệu hoàn chỉnh.
  3. Cộng tác với khách hàng hơn là sự thương lượng trong hợp đồng.
  4. Thích ứng với thay đổi hơn là tuân thủ theo kế hoạch.
Tham khảo:   Feedback trong quản lý dự án là một cơ hội: hãy trân trọng nó

(http://agilemanifesto.org/principles.html)

  1. Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng – là ưu tiên hàng đầu thông qua việc chuyển giao những sản phẩm giá trị trong thời gian sớm và liên tục.
  2. Sẵn sàng cho những thay đổithậm chí những thay đổi này xuất hiện muộn. Quy trình Agile linh hoạt trong việc ứng phó với sự thay đổi từ khách hàng, gia tăng tính cạnh tranh cho khách hàng.
  3. Cung cấp phần mềm hoạt động được trong thời gian ngắn từ 1 vài tuần đến 1 vài tháng, với sự ưu tiên thời gian ngắn hơn.
  4. Người kinh doanh và người lập trình phải làm việc cùng nhau mỗi ngày trong suốt dự án.
  5. Xây dựng các dự án xung quanh cá nhân có động lực. Cho họ môi trường làm việc thuận lợi và sự hỗ trợ cần thiết. Hãy có niềm tin rằng họ sẽ làm tốt công việc của mình.
  6. Đối thoại trực tiếp mặt đối mặt là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc truyền đạt thông tin.
  7. Phần mềm chạy được là thước đo chính của tiến độ dự án.
  8. Phát triển bền vững và duy trì việc phát triển liên tục. Các nhà tài trợ, người phát triển và người dùng nên có thể duy trì tốc độ không đổi vô thời hạn.
  9. Liên tục quan tâm đến kỹ thuật và thiết kế để tăng cường tính linh hoạt
  10. Đơn giản – nghệ thuật tối đa hóa số lượng công việc không làm – là điều cần thiết
  11. Nhóm tự tổ chức. Các kiến trúc, yêu cầu và thiết kế tốt nhất xuất hiện từ các nhóm tự tổ chức.
  12. Tự phản ánh thường xuyên. Trong khoảng thời gian đều đặn, nhóm phản ánh về cách trở nên hiệu quả hơn, sau đó điều chỉnh cho phù hợp.

  • Scrum
  • Extreme Programming (XP)
  • Adaptive Software Development (ASD)
  • Dynamic System Development Method (DSDM)
  • Feature Driven Development (FDD)
  • Lean Software Development
Tham khảo:   "Tương lai thuộc về các dự án và quản lý dự án" - Alan Mulally

Scrum là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng hiện nay. Một số doanh nghiệp sử dụng mô hình Scrum:

Những lợi ích trong cách tiếp cận theo mô hình Agile

  • Khách hàng thường xuyên có cơ hội thấy và trải nghiệm thực tế sản phẩm được chuyển giao từng giai đoạn, giúp họ có những quyết định và thay đổi trong quá trình phát triển sản phẩm
  • Khách hàng có nhận thức mạnh mẽ về quyền sở hữu trong quá trình làm việc trực tiếp với nhóm dự án
  • Với phương pháp quản lý Agile, sản phẩm có thể chuyển giao nhanh với những tính năng hoàn thiện cơ bản
  • Sự phát triển tập trung vào người dùng cuối cùng hơn, vì sự tương tác thường xuyên và trực tiếp với khách hàng trong quá trình thực hiện

 

  • Mức độ tham gia của khách hàng rất cao đôi khi là vấn đề cho một số khách hàng – những người không thật sự hứng thú với cách tiếp cận này
  • Mô hình Agile thật sự hiệu quả khi các team member hoàn toàn tập trung vào dự án
  • Giao hàng đúng tiến độ và việc thường xuyên thay đổi mức độ ưu tiên, có khả năng dẫn đến một số tính năng không được chuyển giao đúng thời hạn
  • Phát sinh thêm một số sprint nếu cần thiết và ảnh hưởng đến chi phí dự án

Tạm kết

Mỗi phương pháp đều có điểm nổi trội và chưa hoàn thiện, tùy vào đặc thù của doanh nghiệp và dự án mà chúng ta có thể lựa chọn cách tiếp cận phù hợp. Một trong những yếu tố gây trở ngại nhất hiện nay cho doanh nghiệp trong việc triển khai theo phương pháp Agile là cơ cấu tổ chức nhân sự chưa phù hợp.

Tham khảo:   Preventive Action - Hành động phòng ngừa

Vậy đặc thù dự án nào nên áp dụng Agile và ngược lại? Liên hệ ngay với Masterskills để nhận những chia sẻ từ chuyên gia.

 

Ưu điểm của mô hình waterfall là gì?

Kinh nghiệm pass PMI-ACP (Agile Certified Practitioner) ngay lần thi đầu với kết quả Above Target

BÍ KÍP THI ĐẬU PMI-ACP ONLINE – CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI, TRONG PHÒNG THI VÀ SAU KHI THI

Masterskills đào tạo Quản lý dự án Agile cho công ty con của Vingroup (HMS)

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo