37. Kinh nghiệm việc làm

6 hành vi được cho là tiêu cực nhưng thực tế là rất tích cực

Bạn đã bao giờ tự trách bản thân mình vì đã thực hiện một hành động hoặc cách cư xử nào đó không vừa ý tất cả mọi người chưa? Chẳng hạn như gần đây bạn thất bại và khóc lóc vì một thứ gì đó, cảm thấy bản thân quá yếu đuối hay bị đối xử thiếu công bằng. Tất cả chúng ta thi thoảng đều trải qua những cung bậc cảm xúc này nhưng đừng bao giờ cảm thấy hối tiếc hay xin lỗi vì đã thể hiện đúng con người thật của bạn.

Con người là những sinh vật có cảm xúc và tất cả những hành động đó đều quá bình thường trong thế giới này. Chúng ta buộc phải “khoác lên mình” một khuôn mặt tươi cười và giả vờ vì lợi ích của người khác.

Tuy nhiên, đừng hối tiếc vì đã sống như vậy.

6 hành vi được cho là tiêu cực nhưng thực tế là rất tích cực

1. Cảm thấy lạc lõng

Trong thế giới này, tìm thấy con đường của riêng mình thật khó khăn. Mọi người liên tục nói với bạn về bước tiếp theo bạn cần làm, bằng cách nào cải thiện cuộc sống hay bạn nên làm gì sau khi tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, nếu trong thâm tâm, bạn không có câu trả lời thì khi đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy cô đơn và nhầm lẫn.

Kỹ năng sống

Chúng ta liên tục được nhắc nhở về con đường nên đi nhưng chưa bao giờ chúng ta được yêu cầu là hãy nghi ngờ về chính sự lựa chọn đó. Cảm thấy lạc lõng là một phần của sự trưởng thành và đó cũng là một phần trong chuyến hành trình của bạn.

Luôn nhớ rằng, không một ai thực sự biết họ đang làm gì ở thế giới này. Tất cả đều chỉ là một trò chơi và chúng ta vẫn đang học các quy tắc mỗi ngày. Thế nên, hãy “ôm lấy” sự lạc lõng đó.

Bạn không bao giờ biết được mình sẽ phát hiện ra điều gì cho tới khi bạn rời khỏi con đường đã được lát đá sẵn và tự tạo ra một con đường của riêng bạn.

2. Thể hiện sự giận dữ hay thất vọng

Mặc dù nhiều người coi sự giận dữ là thứ không ổn định, hay thay đổi và tiêu cực nhưng thực tế thì nó vẫn là một cảm xúc tự nhiên của con người. Tuy nhiên, những gì bạn làm khi giận dữ lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Có thể nhận ra rằng sau một cuộc tranh cãi hay đối đầu đầy kịch tính, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn và tâm trí thoải mái hơn. Thế nên, thể hiện sự giận dữ ra bên ngoài có thể giải phóng bạn khỏi thứ khiến bạn bị đè nặng miễn là điều bạn làm (kể cả hành động lẫn lời nói) không gây tổn hại tới người khác.

Tham khảo:   Những thói quen cần rèn luyện ngay để kích thích tư duy và não bộ

Sự giận dữ xuất hiện khi chúng ta bị “chơi xấu” và nó cũng thể hiện rằng cảm xúc có thể tạo ra sự thay đổi tích cực. Chẳng hạn, bằng cách nói cho người khác biết bạn cảm thấy như thế nào về họ thì họ sẽ hiểu được quan điểm của bạn và có khả năng sẽ thay đổi suy nghĩ dựa trên cách nhìn nhận của bạn về câu chuyện. Kìm nén sự giận dữ thường sẽ dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng hơn trong khi giải phóng cảm xúc đó ra bên ngoài lại có thể giúp bạn không bị “giam cầm” trong “nhà tù tinh thần đó”.

Bạn không nên hét vào mặt người khác hay có những hành động khiến họ bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn chắc chắn có thể giữ vững lập trường và để cho người khác biết bạn cảm thấy thế nào. Đừng bao giờ hối tiếc về cảm xúc của bạn. Chúng tồn tại đều có lý do.

3. Khóc

Giống với các cung bậc cảm xúc khác, nhiều người thường giấu kín nỗi buồn của họ bởi vì họ không thích khóc. Hiển nhiên, chẳng ai thích buồn bã nhưng những giọt nước mắt được sinh ra đều có mục đích của nó.

 

Kỹ năng sống

Nước mắt giúp chúng ta nói với người khác cảm xúc của mình nên họ có thể biết rằng ta đang cần sự giúp đỡ. Không một ai biết tất cả các câu trả lời và đôi khi, chúng ta cảm thấy thất vọng, buồn chán, lẫn lộn và khủng hoảng. Và lúc đó, tất cả những gì ta có thể làm đó là khóc.

Thế nên, đừng coi khóc là kẻ thù. Nó có thể giúp bạn hàn gắn, thoải mái và lấp đầy cơ thể cũng như tâm trí với những cảm xúc tích cực thêm một lần nữa.

Một nghiên cứu vào năm 2008 được thực hiện tại Đại học Nam Florida cho thấy rằng khóc có thể giúp chúng ta cải thiện tâm trạng và tự trấn tĩnh bản thân hiệu quả hơn bất kỳ loại thuốc chống trầm cảm nào (80% số người tham gia sau khi khóc cảm thấy tốt lên trong khi chỉ có 8% là thấy tệ hơn ban đầu).

Tham khảo:   19 cuốn sách Marketing hay nhất mọi thời đại

4. Cô độc

Chúng ta đang sống trong một thế giới xã hội hóa. Thế nên việc cảm thấy bị áp lực khi phải liên tục làm những điều gì đó cho/với người khác là điều không có gì lạ. Những lúc như vậy, ở một mình lại mang đến cho bạn những lợi ích hết sức bất ngờ.

Đầu tiên, bạn sẽ không bao giờ thực sự cảm thấy thoải mái khi được vây quanh bởi nhiều người cho tới khi bạn học được cách quý trọng và cảm thấy hạnh phúc với những mối quan hệ đó. Chúng ta buộc phải đi sâu vào trong và hướng tới những nguồn năng lượng cao hơn để thực sự hiểu và yêu chính bản thân mình.

Chỉ khi nào chúng ta cảm thấy thoải mái với sự cô độc thì chỉ khi đó chúng ta mới có thể cảm thấy thoải mái khi ở cạnh những người khác. Thế giới là một nơi đầy rẫy những điều bất ngờ và do đó, tuyệt đối không có gì xấu nếu dành thời gian để nạp lại năng lượng một mình trong sự yên tĩnh tại ngôi nhà hoặc một nơi yêu thích của bạn.

5. Khác biệt

Tất cả chúng ta đều muốn được bao bọc như những đứa trẻ nhưng giờ đây, chúng ta đã lớn. Dường như ai cũng muốn trở nên nổi bật.

Kỹ năng sống

 

Ta muốn trở thành một người khác, để lại dấu ấn của mình cho đời và sống với đúng con người thật của mình nhất. Để làm được điều này, ta sẽ phải liên tục đặt câu hỏi về thế giới xung quanh và làm rõ liệu chúng ta có cảm thấy hài lòng với nó.

Đa phần ai cũng sẽ có những thứ không hài lòng về thế giới này nhưng quả thật hành động chống lại nó và muốn làm cho mọi thứ trở nên tốt lên sẽ đòi hỏi sự dũng cảm và sáng tạo. Tuy nhiên, họ sẽ tạo ra sự khác biệt so với mọi người, hình thành nên một xu hướng mới, một con đường mới của riêng họ – đúng với trái tim và trực giác của họ đã mách bảo.

Thách thức xu hướng hiện tại – thứ mà mọi người ai cũng làm theo và cũng biết – nghĩa là bạn phải nghe được giọng nói bên trong (inner voice) đầu mình bị lấn át bởi giọng nói của rất nhiều người khác – luôn chỉ cho cho bạn cách sống và bạn không nên hối tiếc vì đã sống thật với con người mình. Cố gắng hòa hợp chỉ khiến bạn dần tách rời đám đông. Chỉ có là chính mình mới giúp bạn vượt qua được nó.

Tham khảo:   5 lý do tại sao nghề nghiệp không thể quyết định con người bạn

6. Bướng bỉnh

Mọi người thường xem sự bướng bỉnh là một tính cách tiêu cực nhưng kiên định với lựa chọn của mình không hẳn lúc nào cũng là một điều tồi tệ.

Chẳng hạn, nếu bạn muốn đi du lịch khắp thế giới nhưng bố mẹ của bạn và bạn bè lại cho rằng đó là hành động vô trách nhiệm và không được phép, lúc này, bạn có thể sẽ phải lên tiếng và bắt đầu liệt kê tất cả những lợi ích của việc dành thời gian khám phá cuộc sống của các vùng miền để thuyết phục họ.

Bướng bỉnh có nghĩa là bạn biết trái tim mình muốn gì và cũng cho thấy rằng người khác không bao giờ hiểu được thứ mà bạn thực sự khao khát.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo