37. Kinh nghiệm việc làm

Nghĩ ít đi và làm nhiều lên mới là chìa khóa giúp hiện thực hóa ước mơ của bạn

Tất cả chúng ta đều có những mục tiêu muốn đạt được trong đời. Đó có thể là học một ngôn ngữ mới, giảm cân, ăn uống lành mạnh hơn, trở thành những ông bố, bà mẹ tốt, tiết kiệm tiền và nhiều hơn nữa.

Rất dễ để giả định rằng sự chênh lệch giữa con người bạn hiện tại và trong tương lai được tạo ra bởi sự thiếu hụt về kiến thức. Đây là lý do tại sao chúng ta sẵn sàng mua các khóa học dạy cách khởi nghiệp, giảm cân nhanh hơn hay bí quyết chinh phục một ngôn ngữ mới trong vòng 3 tháng. Chúng ta cho rằng nếu nắm được một chiến lược tốt hơn thì khi đó, chúng ta sẽ đạt được những kết quả tốt hơn. Chúng ta tin một kết quả tốt sẽ cần những kiến thức mới.

các bài viết của tác giả James Clear:

Tuy nhiên, điều tôi bắt đầu nhận ra đó là kiến thức mới, về cơ bản, không kéo theo những kết quả mới. Thực tế, học thứ gì đó mới thực sự có thể dẫn tới việc tốn thời gian nếu mục tiêu của bạn là tiến bộ và không đơn giản chỉ là việc lĩnh hội thêm kiến thức.

Tất cả những điều này đều xuất phát từ sự giữa khác biệt giữa việc học (learning) và hành (practicing).

Học thụ động và luyện tập chủ động

Sự khác biệt giữa học và hành

Trong cuốn sách The Practicing Mind (audiobook), tác giả Thomas Sterner có đề cập tới điểm khác biệt cốt lõi giữa việc học và hành như sau:

Khi bắt tay vào việc thực hiện một việc gì đó nghĩa là chúng ta đã tham gia vào sự lặp lại có chủ tâm với mục đích là đạt được một mục tiêu cụ thể. Các từ khóa ở đây là “có chủ tâm”“mục đích” bởi vì chúng định nghĩa sự khác nhau giữa thực hành một cách chủ động thứ gì đó và học nó một cách thụ động – Thomas Sterner, The Practicing Mind.

Học thứ gì đó mới mẻ và luyện tập thứ gì đó mới dường như rất giống nhau nhưng hai phương pháp này lại tạo ra những kết quả vô cùng khác biệt. Sau đây là một số cách khác để nhìn thấy điểm khác nhau đó.

Học thụ động (Passive learning) tạo ra kiến thức. Luyện tập chủ động (Active practice) hình thành kỹ năng.

3 lý bạn nên ưu tiên luyện tập chủ động hơn học thụ động

Học thụ động và luyện tập chủ động

 

1. Học tập có thể trở thành một chiếc nạng chống đỡ cho sự thụ động

Trong nhiều trường hợp, học tập thực sự là cách tránh khỏi việc hành động để đạt được mục tiêu và những lợi ích mà chúng ta tự cho rằng chúng quan trọng với mình. Chẳng hạn, giả sử bạn muốn học một thứ tiếng mới. Đọc sách về cách học ngoại ngữ cấp tốc khiến bạn cảm thấy mình đang tiến bộ (“Này, tôi tìm thấy cách tốt nhất để làm việc đó rồi!”). Tất nhiên là thực tế, bạn không thực sự hành động để đạt được kết quả mà mình muốn (nói bằng thứ tiếng đó).

Tham khảo:   Phương pháp “quả cà chua” Pomodoro: Làm việc tập trung, hiệu quả cao mà không hề mệt mỏi

Trong những tình huống tương tự như trên, chúng ta thường tuyên bố rằng mình đang chuẩn bị hoặc đang nghiên cứu phương pháp tốt nhất và những giải thích hợp lý cho phép chúng ta cảm thấy như mình đang tiến về phía trước trong khi thực ra, chúng ta chỉ đang dẫm chân tại chỗ và chẳng hề có bước phát triển nào cả. Chúng ta mắc sai lầm trong chuyển động chứ không phải là hành động. Học tập vẫn có giá trị cho tới khi nó trở thành một hình thức của sự trì hoãn.

2. Thực hành chính là học tập nhưng học tập không phải là thực hành

Học thụ động không phải là một dạng thức của sự thực hành bởi vì mặc dù lĩnh hội được kiến thức mới nhưng bạn không tìm ra được cách để áp dụng những kiến thức đó. Trái ngược lại, luyện tập chủ động là một trong những dạng thực hành tốt nhất bởi vì các sai lầm phạm phải trong quá trình thực hiện sẽ giúp bạn nhận ra những vấn đề cốt lõi.

Quan trọng hơn, thực hành là cách duy nhất để tạo ra những đóng góp ý nghĩa với kiến thức của bạn. Bạn có thể xem một khóa học trực tuyến về cách xây dựng một công ty hoặc đọc một bài báo về dịch bệnh khủng khiếp ở một quốc gia đang phát triển nhưng kiến thức đó sẽ không hữu ích trừ khi bạn thực sự bắt tay vào kinh doanh hoặc quyên góp tiền/vật chất cho những người kém may mắn trong đại dịch. Về bản chất, học tập sẽ mang lại giá trị cho bạn nhưng nếu muốn tạo ra giá trị cho người khác thì bạn sẽ phải thể hiện kiến thức của mình theo một vài cách nào đó.

Tham khảo:   Nên biết mỗi thứ một ít hay biết chuyên sâu về một lĩnh vực thì hơn?

Học thụ động và luyện tập chủ động

3. Thực hành tập trung năng lượng của bạn vào quá trình

 

Sự tiến bộ là kết quả tự nhiên của việc duy trì sự tập trung vào quá trình làm thứ gì đó. Thomas Sterner, The Practicing Mind

Cuộc sống của bạn hiện tại là kết quả của những thói quen và niềm tin mà bạn đang thực hành mỗi ngày. Khi nhận ra điều này và bắt đầu hướng sự tập trung vào việc luyện tập những thói quen tốt từ ngày này sang ngày khác thì sự tiến bộ sẽ là một kết quả hợp lý của quá trình đó. Đó không phải là những thứ mà chúng ta học cũng không phải là những giấc mơ mà chúng ta hình dung sẽ xác định các kết quả. Hơn thế, đó chính là những thói quen mà bạn vẫn làm hàng ngày. Hãy học cách đắm chìm trong sự nhàm chán và dồn năng lượng của bạn vào quá trình, chứ không phải là sản phẩm hay kết quả.

Kết

Vậy thì học thụ động có vô ích không? Hiển nhiên là không. Trong rất nhiều trường hợp, học tập vì lợi ích của việc học là điều tốt. Việc tiếp nhận những thông tin mới có thể giúp bạn đưa ra nhiều quyết định sáng suốt hơn khi đang băn khoăn giữa nhiều lựa chọn.

Tóm lại, điều cốt yếu tôi muốn đề cập trong bài viết này đó là việc học, tự bản thân nó, không dẫn tới sự tiến bộ. Chúng ta thường sử dụng thông tin để lẩn tránh và coi việc học như là một lời bào chữa cho sự trì hoãn những lựa chọn khó khăn và quan trọng hơn của việc phải thực sự làm điều gì đó. Dành ít thời gian cho học thụ động và tập trung nhiều hơn vào luyện tập chủ động. Đồng thời, hãy nghĩ ít đi và bắt đầu hành động – đó mới chính là phương pháp tuyệt vời nhất để nghĩ về việc đạt được tất cả các mục tiêu của bạn.

Tham khảo:   Cách viết đơn xin việc hiệu quả theo công thức "chuẩn" của Google
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo