34. Phát triển bản thân

7 Công Việc Sinh Ra Để Dành Cho Người Nhạy Cảm

Bạn nghĩ gì khi nhắc đến cụm từ “sự nghiệp”? Đó là công việc bạn muốn làm hay bạn chỉ cần được trả lương hàng tháng? 

Đã bao giờ bạn hình dung ra mình làm việc dưới quyền một vị sếp khó tính và lạnh lùng chỉ coi trọng năng suất công việc? Nếu bạn là một người cực kỳ nhạy cảm, rất có thể công việc không phải là một phần thú vị trong cuộc sống của bạn. 

Những người nhạy cảm không phải là những người duy nhất gặp khó khăn khi tìm việc. Tuy nhiên, họ thường phải đối mặt với những trở ngại mà người khác không gặp phải. Điểm yếu của một người nhạy cảm là dễ dàng bị choáng ngợp, thường phải vật lộn với deadline và dễ bị tác động bởi những yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc. Có lẽ phần lớn người nhạy có xu hướng tìm kiếm ý nghĩa trong công việc của họ và họ sẽ làm việc tốt nhất nếu tìm ra nó. 

Không phải công việc nào cũng khiến người nhạy cảm thấy khó khăn. Có những công việc phù hợp với người nhạy cảm, đem lại cho họ sự thoải mái và hài lòng. 

Top 7 công việc phù hợp với người nhạy cảm

Những người nhạy cảm có thế mạnh riêng để có thể trở thành những nhân viên xuất sắc trong lĩnh vực của họ. Họ dễ cảm thông và tích cực giúp đỡ những người xung quanh. Trong công việc, họ tận tâm, cẩn thận và có suy nghĩ thấu đáo. 

Dưới đây là gợi ý những công việc cho người nhạy cảm theo tác giả O’Laughlin của cuốn sách A Highly Sensitive Person’s Life: Stories & advice for those who experience the world intensely.  

Các ngành nghề chăm sóc

nguoi-nhay-cam-nen-lam-nghe-gi
Người nhạy cảm hợp với các nghề liên quan đến chăm sóc

Có rất nhiều công việc trong ngành này như bác sĩ, y tá, chuyên gia trị liệu, bác sĩ tâm lý, nhà hoạt động xã hội hay chuyên gia chăm sóc sức khỏe. 

Những người nhạy cảm dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận và cảm thông với người khác. Họ ân cần và lắng nghe để biết được người khác đang gặp phải khó khăn gì, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với họ. Lời khuyên hoặc đôi khi chỉ là lời động viên, an ủi từ những người nhạy cảm có thể khiến người khác an tâm và dễ chịu. 

Tham khảo:   Điều Gì Làm Nên Sức Hấp Dẫn Của Nhóm Tính Cách ISFP?

Nhân viên trong ngành sáng tạo

Công việc phù hợp với người nhạy cảm trong ngành sáng tạo rất đa dạng bao gồm nhân viên thiết kế đồ hoạ, content writer, copywriter, content creator, biên kịch, nhà văn, hoạ sĩ hoạt hình, v.v. 

Đây đều là những công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao đồng thời cũng có thể mang sự linh động thoải mái về giờ giấc cho người làm. Người nhạy cảm có thể làm việc theo sở thích đồng thời tự tạo cho mình một lịch trình làm việc riêng để tránh khỏi những yếu tố bên ngoài. 

Chuyên gia trong ngành IT

Người nhạy cảm có thể đảm đương tốt công việc trong ngành công nghệ thông tin với phẩm chất đặc biệt của họ. Coding cũng là một quá trình sáng tạo rất phù hợp với một người có trực giác mạnh mẽ và chú ý đến chi tiết. 

Tương tự như những nghề nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo, các công việc IT như Software Engineer hay Website Developer cũng có thể được làm từ xa. Người nhạy cảm có nhiều lựa chọn hơn để tập trung vào công việc trong không gian của riêng họ nơi mà sự nhạy cảm thay vì cản trở sẽ hỗ trợ họ trong công việc. 

Làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận

nghe-nghiep-cho-nguoi-nhay-cam
Người nhạy cảm có thể làm việc cho các tổ chức phi chính phủ

Làm việc trong các tổ chức phi lợi luận cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc với những ai mang tâm hồn nhạy cảm. Những tổ chức hoạt động lành mạnh và tập trung vào việc tạo ra giá trị cho cộng đồng là nguồn cảm hứng khơi gợi tinh thần làm việc cho những người nhạy cảm. 

Tham khảo:   Hàm If Trong Excel Là Gì? Hướng Dẫn Thao Tác Hàm If Cực Dễ

Những công việc trong các tổ chức phi lợi nhuận phù hợp với người nhạy cảm có thể là nhân viên hành chính, giám đốc điều hành, Marketing, quản lý, v.v., hoặc các công việc hỗ trợ gây quỹ. 

Nhóm công việc hàn lâm

Những công việc hàn lâm đòi hỏi sự nghiên cứu và tập trung cao độ cũng phù hợp với những người nhạy cảm. Đặc biệt khi làm những thứ mà họ thích, người nhạy cảm có thể không tiếc thời gian tìm tòi, khám phá theo cách của riêng họ. 

Khi thời gian và công sức mà họ bỏ ra thu được trái ngọt là những kiến thức hay phát hiện đem lại giá trị cho người khác, điều đó thêm phần ý nghĩa cho công việc của họ. 

Do vậy những nghề nghiệp như nhà nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy rất phù hợp với những người nhạy cảm. 

Chủ doanh nghiệp

Nhiều người cho rằng người nhạy cảm khó có thể thăng tiến trong sự nghiệp và trở thành nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, họ có thể lãnh đạo công ty của chính mình và trở nên thành công không kém bất cứ ai. Có những dấu hiệu cho thấy người nhạy cảm cao là những lãnh đạo xuất chúng như khả năng cảm thông và thấu hiểu người khác. 

Tăng lữ

Đa số những người nhạy cảm có tâm hồn sâu sắc và coi trọng niềm tin của họ hơn những người xung quanh. Họ cũng là những người truyền cảm hứng và cởi mở. Đây đều là những phẩm chất tuyệt vời của bất cứ nhà tăng lữ nào. 

Người nhạy cảm cũng có thể sử dụng thế mạnh của họ để làm việc trong các ngành mà trực giác và sự nhạy cảm giúp ích cho công việc. 

Kết

Công việc phù hợp với người nhạy cảm không thiếu. Điều quan trọng là họ biết sử dụng thế mạnh của mình để khiến công việc trở nên có ý nghĩa hơn với bản thân họ. 

Tham khảo:   Bí kíp cách tính tổng trong Excel nhanh, dễ, chính xác cho dân văn phòng

Mong rằng tất cả những tâm hồn nhạy cảm sẽ tự tin vào khả năng của mình và tìm được công việc lý tưởng. 

Tham khảo: Highly sensitive person careers

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo