41. Thương Mại Điện Tử

7 Sai lầm thường gặp mà doanh nghiệp Thương Mại Điện Tử nên tránh

Làm sao để giữ cho doanh nghiệp của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất bằng cách tránh xa những sơ suất làm ảnh hưởng đến hình ảnh công ty của bạn, hay nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty?
Dưới đây là những sai lầm thường gặp của các doanh nghiệp Thương mại điện tử:

Sai lầm #1: Không chú trọng hình thức
Bất kể sản phẩm của bạn hấp dẫn đến đâu, người mua hàng sẽ không gắn bó với một trang web kém thu hút hay lỗi thời. Hãy làm website của bạn tươi mới và mời gọi – để tạo cảm hứng cho khách hàng. Nhìn xem những gì mà các đối thủ của bạn và những doanh nghiệp tên tuổi đã làm để khiến trang web của họ trông chuyên nghiệp và đẹp đẽ. Và, tất nhiên, luôn đảm bảo rằng sản phẩm của bạn nổi bật nhất – đừng tiếc công đầu tư vào khâu hình ảnh – cung cấp cho người xem hình ảnh của sản phẩm ở tất cả các góc độ cũng như phần phóng to của những chi tiết đặc biệt.

bad web design

Thiết kế web không hấp dẫn giúp bạn mất khách nhanh hơn.

Sai lầm #2: Thiết kế giao diện kém hấp dẫn
Ngày nay, việc tạo nên một trang web dễ sử dụng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nếu gặp khó khăn hãy tìm một lập trình viên để giúp bạn. Hạn chế tối thiểu việc sử dụng phím quay lại, và hãy dùng loại code làm giảm bớt các bước nhấp chuột khi thanh toán. Và nhớ rằng trang giới thiệu sản phẩm cần phải trình bày những thông tin chi tiết nhưng dễ nắm bắt. Tham khảo ý kiến thành viên trong gia đình, bạn bè đáng tin cậy hay đồng nghiệp để nhận xét cho thiết kế của bạn và bạn sẽ nhận được những đóng góp quý giá để cải thiện giao diện và chức năng trên website của mình.

Tham khảo:   Tại sao bán hàng đa kênh là xu hướng tất yếu trong kinh doanh hiện đại?

Sai lầm #3: Tốc độ tải trang web chậm
Kĩ thuật đồ họa có thể nâng cao giao diện website, nhưng đừng để nó gây ảnh hưởng đến tốc độ của trang web. Những hình ảnh bắt mắt trên màn hình không bị ảnh hưởng bởi tốc độ đường truyền – tránh việc sử dụng những hình ảnh quá lớn trên trang chủ, bởi những khách hàng tiềm năng có thể không đủ kiên nhẫn để đợi tải hết những hình ảnh đó.

Bài liên quan: Website càng chậm, càng mất nhiều tiền

Sai lầm #4: Gây cản trở quá trình mua hàng
Trong buổi đầu của game online, một số tên tuổi lớn trong làng game buộc người truy cập phải tạo một tài khoản chỉ để mua một vài món đồ. Đừng tạo ra bất cứ rào cản nào mà khách hàng có thể gặp phải trong quá trình mua sắm, thậm chí cả khi họ xem sản phẩm online. Bạn nên xét đến việc để khách hàng thanh toán với vai trò khách truy cập (rồi đưa ra giải thích về những lợi ích của việc đăng nhập với vai trò là khách hàng).

Sai lầm #5: Không hỗ trợ khách hàng
Các chính sách của bạn – chế độ hoàn trả, thanh toán, giao hàng – ở ngay trang chủ của trang web, nơi mà người mua hàng dễ dàng tìm thấy. Bên cạnh đó, cung cấp cho họ thông tin liên lạc với công ty của bạn. Những tiện ích như công cụ chat trực tuyến Masterskills sẽ giúp cho khách hàng của bạn có trải nghiệm và mua hàng dễ dàng hơn nữa.

Hỗ trợ khách hàng là quan trọng trong thương mại điện tử

Hỗ trợ khách hàng là quan trọng trong thương mại điện tử

Sai lầm #6: Không thể hiện sự uy tín
Công ty bạn đáng tin cậy, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi khách hàng đều tự nhận thấy điều đó. Hãy cho họ biết qua lịch sử của công ty hoặc lời chứng thực của những khách hàng trung thành. Cam kết đảm bảo quyền riêng tư với họ và bạn chỉ việc làm tốt phần của mình thôi.

Tham khảo:   7 bước để bắt đầu kinh doanh online

Sai lầm #7: Không tận dụng mạng xã hội
Ngày nay, doanh nghiệp của bạn khó có thể đứng vững nếu không áp dụng tốt các chiến lược truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng. Việc này sẽ giúp bạn tạo dựng thương hiệu và xây dựng một cộng đồng trung thành để chứng minh sự vững mạnh của mình. Mạng xã hội cho phép người dùng tương tác với công ty của bạn một cách tiện lợi nhất. Việc trở nên có tiếng tăm trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest hay các diễn đàn khác cũng hỗ trợ đắc lực cho việc kinh doanh của bạn.

Đôi lời kết
Đừng bao giờ để lỡ mất khách hàng chỉ vì những sơ hở thông thường trong Thương mại điện tử. Những lời khuyên trên đây như một lời nhắc nhở bạn rà soát lại việc thiết kế và vận hành website của mình. Hãy luôn kết nối với khách hàng và hòa mình vào cộng đồng mạng xã hội. Đừng bao giờ quên những điều này, nhất là khi trang web của bạn đang trải qua quá trình thiết kế lại hoặc cơ cấu thị trường thay đổi. Và mỗi lần doanh số xuống dốc, hãy tìm hiểu kĩ để thấy được những vấn đề mà bạn hoàn toàn có thể giải quyết được.

Tham khảo:   Những xu hướng thương mại điện tử
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo