07. Quản Trị Chuỗi Cung Ứng (SCM)

5 Bước Tiếp Cận và Xây Dựng Chiến Lược Chuỗi Cung Ứng

1. Thế nào là chiến lược chuỗi cung ứng?

Chiến lược chuỗi cung ứng là cách mà chuỗi cung ứng sẽ hoạt động để góp phần giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của mình.

Một chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả cần đáp ứng được các tiêu chí về việc tối ưu hóa các quy trình và nâng cao năng lực từ đầu đến cuối của các chức năng trong chuỗi. Từ đó cải thiện sự hài lòng của khách hàng và giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Điều này nghĩa là một chiến lược chuỗi cung ứng cần phải xem xét mọi khía cạnh trong chuỗi từ giai đoạn đầu vào, dự báo nhu cầu, tìm nguồn cung ứng, đến sản xuất và phân phối đến khách hàng cuối cùng. Mỗi khía cạnh sẽ có những chiến lược tối ưu phù hợp, và quan trọng là phải luôn theo sát mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Vì sao chiến lược chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Với nhu cầu khách hàng liên tục thay đổi, một chiến lược chuỗi cung ứng được phát triển tốt là điều quan trọng hơn bao giờ hết trong kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Thị trường ngày nay đòi hỏi các tổ chức phải có chuỗi cung ứng nhanh chóng thích nghi với những sự thay đổi này, đồng thời duy trì lợi thế cạnh tranh và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Ngược lại, nếu có một chiến lược chiến lược không phù hợp và linh hoạt, chuỗi cung ứng có thể gây tác động xấu cho doanh nghiệp

Tham khảo:   Chuỗi cung ứng điển hình trong các doanh nghiệp

2. 5 yếu tố cần quan tâm trước khi triển khai chiến lược chuỗi cung ứng

Việc lập chiến lược chuỗi cung ứng luôn phải dựa trên mục tiêu và chiến lược kinh doanh của tổ chức. Để đạt được điều này, ở giai đoạn đầu tiên của việc lập chiến lược chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố có thể tác động đến hoạt động kinh doanh cũng như chuỗi cung ứng của mình. Dưới đây là 5 yếu tố không thể bỏ qua

1. Tác động của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp

Thị trường ngày càng biến động và nhu cầu của người tiêu dùng cũng từ đó mà thay đổi, khó đoán hơn. Vì thế để triển khai được một chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần nắm rõ được những thay đổi của thị trường ở thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, từ đó dự đoán được nhu cầu của người tiêu dùng và thiết lập chiến lược cung ứng hiệu quả và tối ưu nhất.

Chiến lược dù tốt đến mấy cũng cần phải phù hợp với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp, cần xác định những yếu tố như chi phí, con người, máy móc hiện tại có đáp ứng được những kỳ vọng của doanh nghiệp hay không. Không những thế vấn đề kết nối nội bộ cũng cần được xem xét. Nếu sự thiếu kết nối trong tương tác nội bộ cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Do thiếu sót trong việc truyền tải thông tin dẫn đến thực hiện kế hoạch không chính xác.

Tham khảo:   Quản lý kho là gì? Quy trình và cách quản lý kho hiệu quả nhất

2. Điểm mạnh và điểm yếu của nội tại doanh nghiệp và đối thủ của mình

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động lập chiến lược chuỗi cung ứng. Bởi việc hiểu được những lợi thế và điểm yếu của mình so với đối thủ, doanh nghiệp sẽ xác định được đâu là yếu tố cần phải được cải thiện và đâu là yếu tố cần được thúc đẩy nhiều hơn để đạt được thị trường mục tiêu.

3. Yếu tố giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Đây có thể nói là điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp khẳng định được lợi thế cạnh tranh của mình. Mỗi doanh nghiệp sẽ tập trung đẩy mạnh một khía cạnh khác nhau để tạo nên tính đặc trưng của mình trên thị trường, đó có thể là đặc thù về sản phẩm hoặc giá trị về dịch vụ hay những giá trị thặng dư mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng của mình.

4. Chi phí vận hành chuỗi cung ứng

Chi phí gần như là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào, chiến lược chuỗi cung ứng luôn hướng đến việc tối ưu chi phí trên từng khía cạnh nhỏ nhất nhằm đạt được mức giá cạnh tranh nhất so với các doanh nghiệp cung cấp cùng sản phẩm trên thị trường. Đây cũng chính là một trong những lợi thế tác động đến quyết định đến hành vi  mua hàng của người tiêu dùng.

5. Những hoạt động giúp cải thiện dòng tiền của doanh nghiệp

Để chuỗi cung ứng được thực hiện đúng chiến lược, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo được dòng tài chính của mình, để giữ cho hoạt động chuỗi cung ứng không bị gián đoạn đạt được mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tham khảo:   5 Cách để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo