07. Quản Trị Chuỗi Cung Ứng (SCM)

5 Cách để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả

Cải thiện logistics, thúc đẩy trải nghiệm khách hàng, tối ưu chi phí, đáp ứng các mục tiêu bền vững… là một số biện pháp để cải thiện chuỗi cung ứng.

Hiệu quả của chuỗi cung ứng và hệ thống logistics có thể quyết định tính tồn tại của một doanh nghiệp. Nếu không có kế hoạch dự phòng và tầm nhìn xa, trải nghiệm của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, các thương hiệu cũng có khả năng mất một số khách hàng vĩnh viễn.

Hiệu quả của chuỗi cung ứng và hệ thống logistics có thể quyết định tính tồn tại của một doanh nghiệp. Ảnh: Transmetrics

Đại dịch Covid-19 cũng làm rõ những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng và logistics, hướng tới nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, nhanh nhẹn và lấy khách hàng làm trung tâm. Dưới đây là một số cách thúc đẩy kinh doanh của chuỗi cung ứng và công nghệ quản lý logistics.

Cải thiện logistics

Ngành công nghiệp chuỗi cung ứng hoạt động với tỷ suất lợi nhuận thấp. Bất kỳ sự chậm trễ nào về mặt logistics đều có thể ảnh hưởng đến quá trình chuỗi cung ứng. Do đó, tầm nhìn đầy đủ về quá trình lưu thông của hàng hóa là rất quan trọng. Để củng cố chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cần biết hàng hóa của họ đang ở đâu tại bất kỳ thời điểm nào. Họ cũng có thể theo dõi sản phẩm từ điểm A đến điểm B.

Các công cụ quản lý logistics cải tiến giúp doanh nghiệp tăng khả năng hiển thị chi tiết, từ đó nâng cao năng suất giao hàng. Ngoài ra, các công cụ này cũng phân tích, dự đoán và báo cáo để các công ty có thể đối phó với sự chậm trễ trong vận chuyển.

Tham khảo:   Top 7 Công Nghệ Chuyển Đổi Số Trong Chuỗi Cung Ứng

Nền tảng quản lý logistics tiên tiến sẽ cập nhật thông tin giao hàng tới các bên liên quan theo thời gian thực. Nó cũng giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng ra quyết định, giảm độ trễ phân phối, do đó, tiết kiệm 34% chi phí phát sinh.

Thúc đẩy trải nghiệm khách hàng

Một trải nghiệm tiêu cực là đủ để khách hàng rời bỏ thương hiệu. Thương mại điện tử xuyên biên giới đang phát triển và làm thay đổi nhanh chóng kỳ vọng giao hàng của khách hàng. Mặc dù tốc độ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự hài lòng của khách hàng nhưng việc giao hàng nhanh nhưung không đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng và thương hiệu.

Ngoài ra, lượng hàng tồn kho chính xác rất quan trọng để thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng. Các công cụ quản lý logistics thông minh cho phép doanh nghiệp nhanh chóng hợp tác với đối tác logistics đáng tin cậy nhất để đáp ứng nhu cầu bổ sung hàng dự trữ. Những công cụ thông báo cho khách hàng về thông tin giao đặt hàng của họ. Bên cạnh đó, nó cũng đảm bảo khách hàng có thể thay đổi địa điểm và thời gian giao hàng nhanh chóng, đưa ra các lựa chọn thanh toán linh hoạt.

Tối ưu chi phí

Theo thống kê, tới 53% chi phí vận chuyển phát sinh trong chặng cuối cùng, trở thành chặng đắt nhất trong hoạt động logistics. Việc lựa chọn tuyến đường kém, lập kế hoạch chưa thực tế… khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc giảm chi phí logistics.

Tham khảo:   “Bỏ túi” các kỹ năng quản lý kho hàng hiệu quả cho người mới

Các công cụ quản lý logistics được hỗ trợ bởi AI và ML giúp doanh nghiệp vạch ra lộ trình tiết kiệm chi phí nhất, có thể giảm 12% chi phí giao hàng chặng cuối. Những công cụ này sẽ tự động hóa hoạt động giao hàng, giảm thiểu đầu tư thủ công, tối ưu hóa mức tiêu thụ nhiên liệu và công suất, giảm quãng đường di chuyển… Tất cả giải pháp tối ưu hóa sẽ làm giảm tổng chi phí sở hữu phát sinh khi thực hiện các hoạt động logistics.

Đáp ứng các mục tiêu bền vững

Khoảng 57% người tiêu dùng sẵn sàng thay đổi thói quen mua hàng để giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Họ có nhu cầu đảm bảo chuỗi cung ứng phải thân thiện với môi trường và các hoạt động logistics.

Khách hàng có xu hướng ưa chuộng các thương hiệu áp dụng giải pháp giảm lượng khí thải carbon. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ cần phải tối ưu hóa các hoạt động đầu tiên, giữa và cuối cùng của họ để đạt được điều này. Họ phải tập trung vào việc giảm khoảng cách di chuyển, tăng khả năng thành công giao hàng, lập kế hoạch cho nhiều tuyến đường nhận và trả hàng, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và cải thiện việc sử dụng tài nguyên, công suất.

Với khối lượng thương mại toàn cầu ngày càng tăng, sự phức tạp của chuỗi cung ứng và logistics sẽ đi lên. Trong tương lai, các nền tảng công nghệ logistics mới sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch trong quy trình logistics, nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tính bền vững và năng suất hoạt động.

Tham khảo:   5 Levels phát triển trong chuỗi cung ứng
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo