22. Quản trị kinh doanh

Thỏa thuận chia sẻ quản trị (Shared management arrangement) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: waindividualisedservices)

Thỏa thuận chia sẻ quản trị

Khái niệm

Thỏa thuận chia sẻ quản trị trong tiếng Anh gọi là: Shared management arrangement.

Thỏa thuận chia sẻ quản trị là phương pháp tiêu chuẩn thường được sử dụng để quản trị một liên minh chiến lược, trong đó mỗi bên tham gia hoàn toàn và tích cực vào việc quản trị liên minh. Các bên thực hiện liên minh, và quản trị viên của họ đều đặn thông qua các hướng dẫn và chi tiết cho các quản trị liên minh.

Đặc điểm

Các quản trị viên liên minh có quyền lực giới hạn và phải hầu hết chiều theo các quyết định của các quản trị viên của công ty mẹ. Dạng thỏa thuận này đòi hỏi sự kết hợp mức độ cao và thỏa thuận gần hoàn toàn giữa các bên tham gia.

Do đó, khó khăn nhất là duy trì cân bằng và giải quyết xung đột giữa các bên. Ví dụ, một hoạt động liên doanh trong thỏa thuận chia sẻ quản trị được hình thành bởi Coca-Cola và Groupe Danona của Pháp phân phối nước cam ép Minute Maid của Coke ở Châu Âu và Mỹ Latinh. 

Liên doanh này kết nối mạng lưới phân phối của Danone và cơ sở sản xuất – Danone cung cấp từ 15-30% sản phẩm sữa bán được ở siêu thị ở những nước này – với thương hiệu Minute Maid. 

Tham khảo:   Ma trận IFE (Internal Factor Evaluation Matrix) là gì? Cách xây dựng

Liên doanh hoạt động dưới thỏa thuận chia sẻ quản trị: Mỗi công ty cung cấp ba thành viên ban giám đốc của JV. Danone có trách nhiệm cho hoạt động của JV, trong khi Coke kiểm soát marketing và tài chính.

Thỏa thuận chia sẻ quản trị, thỏa thuận chỉ định và thỏa thuận ủy thác là ba phương pháp tiêu chuẩn thường được sử dụng để cùng quản trị một liên minh chiến lược.

Quản lí liên minh chiến lược

Trong thỏa thuận ủy thác (delegated arrangement), dành riêng cho liên doanh, các bên đồng ý không liên quan đến hoạt động đang diễn ra và ủy thác quyền kiểm soát quản trị cho ban điều hành liên doanh.

Những ban điều hành này có thể được thuê cụ thể để thực hiện hoạt động mới hay có thể được chuyển giao từ các công ty tham gia. Họ có trách nhiệm ra những quyết định hằng ngày và quản trị đầu tư và bổ sung chiến lược. 

Do vậy, họ có quyền lực thực sự và chủ quyền để đưa ra những quyết định quan trọng và ít có trách nhiệm hơn đối với những quản trị của công ty đối tác. 

Tham khảo:   Phòng chức năng (Line department) là gì? Chức năng, nhiệm vụ của phòng chức năng

Ví dụ, cả American Motors và Beijing Automotive Works đóng góp những người quản trị có kinh nghiệp cho hoạt động của Beijing Jeep, do đó nhóm quản trị có học hỏi cả về hoạt động lắp ráp ô tô hiện đại và điều kiện hoạt động của Trung Quốc. Hơn thế nữa, những nhà quản trị này có trách nhiệm hoạt động của liên doanh.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Cao học Quản trị kinh doanh quốc tế, PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, )

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo