15. Quản Trị Digital Marketing

Cách viết mô tả sản phẩm giúp bán hàng hiệu quả

Cách viết mô tả sản phẩm hiện tại của bạn đủ hấp dẫn hay không? Mô tả sản phẩm có khả năng thuyết phục người đọc nhấp vào “Mua ngay” hoặc “Dùng thử”? Hay chỉ đơn giản là bạn liệt kê các tính năng của sản phẩm và cho biết nó có tác dụng gì? Hãy viết mô tả sản phẩm thực sự cuốn hút nhằm tương tác, thuyết phục và bán hàng. Để bắt đầu, bạn cần biết chính xác ai là người bạn muốn bán sản phẩm.

1. Xác định chân dung khách hàng

“Làm việc dựa trên chân dung khách hàng sẽ giúp bạn tránh được tình trạng đưa ra các chiến dịch marketing không đem lại hiệu quả vì nguyên nhân xác định khách hàng mục tiêu dựa trên vị thế cá nhân”. (David Meerman Scott)

Chân dung khách hàng là mẫu khách hàng lý tưởng để bạn dựa vào đó nhằm phát triển các kế hoạch truyền thông: bạn phát triển sản phẩm cho người đó, muốn bán hàng cho người đó. Anh ta/ cô ta phản ánh đối tượng khách hàng mục tiêu và có tính thực tế hơn là những miêu tả vu vơ thuộc nhân khẩu học. Bạn cần biết chân dung khách hàng một cách rõ ràng nhằm xác định sản phẩm nào sẽ khiến họ hài lòng hoặc đặt dấu hỏi nghi ngờ. sản phẩm nào khiến họ nhấp vào nút “Mua ngay” hoặc do dự trong việc đặt hàng.

Mô tả sản phẩm và chân dung khách hàng

Mô tả sản phẩm phải dựa trên chân dung khách hàng

Để miêu tả chân dung khách hàng, hãy nghĩ về thứ họ đọc và các website họ ghé thăm bởi điều này sẽ giúp bạn hiểu được “giọng” đúng trong việc tiếp cận. Đừng quên nghĩ về các yếu tố khiến họ phải thao thức mỗi đêm trước khi ngủ, khao khát đạt được, cách họ đưa ra quyết định và những thứ này khiến bạn tạo ra nội dung truyền tải thông điệp “chạm” tới họ một cách hoàn toàn thuyết phục.

Xác định rõ chân dung khách hàng sẽ cho bạn những thông tin cần thiết để chuyển mô tả sản phẩm tập trung vào sản phẩm trở thành các mô tả sản phẩm hướng tới khách hàng. Bạn càng hình dung khách hàng càng rõ, phần mô tả sản phẩm sẽ càng thuyết phục bởi mang đậm tính cá nhân hóa.

2. Lập danh sách bao hàm toàn bộ đặc điểm và lợi ích của sản phẩm

Bạn nói về sản phẩm của mình mọi lúc mọi nơi. Bạn đã dành hàng năm trời để phát triển ứng dụng và cực kỳ hào hứng trong việc nâng cấp những tính năng của các mặt hàng bán chạy nhất. Bạn cho mọi người thấy toàn bộ các chi tiết, đặc điểm sản phẩm. Đó có phải là thứ họ muốn đọc?
Câu trả lời là không.

Những khách hàng tiềm năng không muốn biết sản phẩm của bạn là gì hoặc làm được những gì. Họ muốn biết họ sẽ nhận được giá trị gì cho riêng mình khi sử dụng. Sản phẩm có làm cho cuộc sống của họ trở nên tốt hơn? Những vấn đề nào sẽ được giải quyết nếu họ dùng nó? Trước khi bắt đầu viết, hãy liệt kê tất cả các đặc điểm và quy cách phẩm chất của mặt hàng bạn đang kinh doanh. Nếu như tính năng sản phẩm phần ánh các đặc điểm đơn thuần thì lợi ích là phần giải thích cho người đọc những tính năng này sẽ hoạt động như thế nào. Lợi ích có thể được diễn giải theo một cách tích cực (ví dụ: tăng năng suất) hoặc là một vấn đề có thể được giảm hoặc tránh (ví dụ: giảm căng thẳng).

Tham khảo:   Làm sao để tăng lượng người quan tâm trên Zalo Official Account ?

Phần lớn chúng ta thường có thái độ phòng ngừa rủi ro, do đó bạn nên viết theo hướng sản phẩm giúp khách hàng tránh được các vấn đề rắc rối như thế nào.

3. Xác định “giọng” phù hợp

Bạn có định tương tác với khách hàng bằng một giọng nhàm chán và xa cách? Hay bạn muốn lôi kéo người đọc bằng tính cá nhân hóa cùng một chút hài hước đầy hấp dẫn?

Mô tả sản phẩm & tông giọng

Tông giọng quyết định cách thương hiệu tương tác với khách hàng

Tông giọng khiến bạn trở nên khác biệt với những đối thủ cạnh tranh, nó đem lại cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về văn hóa và cá tính của doanh nghiệp. Thay vì nói rằng bạn rất vui khi được hợp tác với khách hàng, hãy làm nổi bật cá tính doanh nghiệp thông qua nội dung và thêm một chút dí dỏm. Thay vì nhấn mạnh rằng dịch vụ khách hàng của bạn là số 1, hãy để tông giọng minh họa chân thực bạn thân thiện thế nào, dễ tiếp cận ra sao và luôn cố gắng thấu hiểu khách hàng.
Tông giọng cho thấy bạn là ai và cách bạn đối xử với khách hàng. Để xác định tông giọng một cách chính xác, hãy cân nhắc đặc điểm nào phù hợp và đặc điểm nào không phù hợp khi miêu tả về sản phẩm và công ty.

Nếu bạn dự định hướng tới chân dung khách hàng ngoài đời thực, tông giọng nào bạn sẽ sử dụng? Đó sẽ chính là “giọng” mà bạn cần làm tương tự trong cách viết mô tả sản phẩm.

4. Tạo điều kiện để “đọc lướt” dễ dàng

Nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người chỉ đọc trung bình 16% nội dung trên 1 trang web thông thường.
Để thuyết phục mọi người mua sản phẩm hoặc dùng thử ứng dụng, bạn cần khiến họ đọc phần nội dung bạn đưa ra. Bạn sẽ làm thế nào để họ thôi việc đọc lướt toàn bộ trang và bắt đầu nghiên cứu kỹ nội dung bạn đã đầu tư để làm nổi bật sản phẩm?

Các mô tả sản phẩm của Subiz theo định dạng: một tiêu đề nêu nổi bật lợi ích sản phẩm là dịch vụ Live Chat, bổ sung hình ảnh trực quan đơn giản và các gạch đầu dòng liệt kê tính năng. Các tiêu đề phụ có kích cỡ phông chữ là 23px và sử dụng nhiều màu sắc khác nhau để thu hút sự chú ý vào tiêu đề cũng như các ý chính.

Cách viết mô tả sản phẩm đề cập trực tiếp về lợi ích

Tiêu đề chính đề cập trực tiếp về lợi ích sản phẩm

Mô tả sản phẩm được gạch đầu dòng liệt kê dễ theo dõi

Phần nội dung liệt kê chi tiết tính năng bằng cách gạch đầu dòng dễ theo dõi

Để khiến mô tả sản phẩm dễ theo dõi, hãy cân nhắc:

  • Tiêu đề phụ khuyến khích những người có xu hướng đọc lướt bắt đầu đọc chậm lại và nghiên cứu chi tiết
  • Thu hút chú ý vào các điểm chính bằng các gạch đầu dòng
  • Phông chữ cỡ lớn tăng tính dễ đọc
  • Video hoặc hình ảnh để tăng nhu cầu sử dụng hoặc mua sản phẩm
  • Nhiều khoảng trắng mang tính định hướng cho người đọc thông qua nội dung và khiến trang web trở thành một nơi thú vị cho việc đọc tin tức
  • Thiết kế web và phần nội dung nên được phối hợp chặt chẽ với nhau, tương tác và giúp nhau trở nên mạnh hơn, hấp dẫn hơn đối với những khách ghé thăm
Tham khảo:   9 nguyên nhân khiến email của bạn bị từ chối

5. Viết bản nháp mô tả sản phẩm đầu tiên

Khi bạn đã biết được chân dung khách hàng mục tiêu và lên kế hoạch phát triển nội dung, viết bản nháp đầu tiên sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đọc lại 1 lượt danh sách các tính năng, lợi ích, mục tiêu, sự phản đối nếu có và chúng theo một thứ tự hợp lý để khách hàng có thể dễ dàng theo dõi.

Nếu danh sách này của bạn tương đối ngắn, hãy đặt những lợi ích quan trọng nhất đặt trước tiên và thứ kém quan trọng nhất ở cuối cùng. Nếu danh sách này dài hơn, bạn nên sắp xếp theo chủ đề. Ví dụ, hãng Apple có những trang riêng biệt về đặc trưng thiết kế:

Mô tả sản phẩm iPhone 7 của Apple

iPhone 7 với những mô tả đặc trưng về thiết kế

Hãy “biến tấu” nôi dung có khả năng bao hàm toàn diện và thuyết phục cao bằng cách nhắc tới tất cả lợi ích sản phẩm và đảm bảo rằng bạn thổi bay những phản đối thường gặp. Nếu bạn bán sản phẩm có giá thành cao, bạn sẽ cần chỉ ra khách hàng sẽ nhận lại giá trị hoàn toàn xứng đáng với số tiền bỏ ra. Trường hợp người mua do dự trước sự phức tạp để đăng ký dùng ứng dụng, hãy gợi ý họ có thể làm điều đó nhanh thế nào.

Biến một bản nháp tẻ nhạt trở thành bản chính thức đầy hấp dẫn dường như là một việc bất khả thi. Do đó, hãy viết bản đầu tiên khi bạn cảm thấy tràn trề năng lượng và đầy ắp ý tưởng. Viết thật nhanh và đừng lo lắng về lỗi chính tả hay ngữ pháp (bạn sẽ làm việc này ở giai đoạn chỉnh sửa).

6. Chỉnh sửa bản nháp để tăng tính thuyết phục

Chỉnh sửa ở đây không chỉ có nghĩa là bạn sửa lỗi chính tả và ngữ pháp. Bản chỉnh sửa phải dễ tiếp nhận hơn, lôi cuốn hơn và thuyết phục hơn.

  • Xem lại danh sách đặc tính và lợi ích sản phẩm để chắc chắn bạn không bỏ lỡ bất cứ điều gì.
  • Kiểm tra mức độ tương tác. Nội dung đang tập trung vào người đọc hay công ty? Những nội dung tương tác tốt sẽ sử dụng từ “bạn” nhiều hơn tên thương hiệu, sản phẩm hay các từ “tôi” và “chúng tôi”.
  • Cải thiện tính dễ tiếp thu bằng cách thay thế những từ khó hiểu bằng từ đơn giản và giảm độ dài câu trung bình.
  • Đừng lo lắng với việc bắt đầu câu bằng các từ “và”, “bởi” hay “nhưng”. Ngay cả những copywriters của Apple cũng bắt đầu câu với các từ nối.
  • Thay thế những cụm từ chung chung bằng cách đi vào chi tiết bởi nội dung càng chi tiết thì khách hàng càng tin tưởng vào sản phẩm. “Dịch vụ khách hàng xuất sắc” là một cụm từ đại khái, không khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng. “Chúng tôi sẽ trả lời thắc mắc của bạn trong vòng 24 giờ” rõ ràng hơn và đáng tin cậy hơn.
  • Đừng quên thêm số liệu nếu có thể bởi chúng diễn tả chính xác và khiến mắt người đọc phải dừng lại chú ý.
Tham khảo:   Những xu hướng Marketing bạn cần biết

Trước khi chuyển sang bước cuối cùng, hãy đọc mô tả sản phẩm thật to. Bạn có bị vấp ở bất cứ câu nào không? Mô tả sản phẩm đã đủ lôi cuốn khách hàng? Nó liệu có thuyết phục khách hàng mua thành công không? Hãy trau chuốt mô tả sản phẩm thật kỹ trước khi bạn có thể thuyết phục người mua rút ví tiền.

7. Tối ưu hóa mô tả sản phẩm cho công cụ tìm kiếm

Khi bạn viết cho chân dung khách hàng mục tiêu và sử dụng những từ ngữ họ thường dùng, bạn đã tự động tối ưu hóa mô tả sản phẩm cho các công cụ tìm kiếm bởi chúng sẽ là các cụm từ họ gõ trên Google khi muốn biết về sản phẩm.

Một vài tips hữu ích:

  • Tránh thuật ngữ chuyên môn trừ khi khách hàng mục tiêu cũng sử dụng các từ đó.
  • Cân nhắc dùng các cụm từ khóa trong tiêu đề, tiêu đề phụ và thân bài.
  • Tối ưu hình ảnh sản phẩm bằng cách sử dụng cụm từ khóa ở tiêu đề ảnh, mô tả hình ảnh và Alt tag.
Cách viết mô tả sản phẩm tối ưu cho công cụ tìm kiếm

Nên tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm

Tuy nhiên, chú tâm quá nhiều vào việc tối ưu hóa nôi dung trên công cụ tìm kiếm sẽ làm giảm mức độ hấp dẫn đối với độc giả bởi sẽ không ai muốn đọc một bài viết sinh ra để dành cho công cụ thanh vì dành cho con người. Hãy luôn nhớ viết cho khách hàng trước và tối ưu cho công cụ tìm kiếm chỉ là bước thứ hai.

Cách viết mô tả sản phẩm đầy lôi cuốn

Khi bạn bắt đầu ngồi xuống bàn để viết, đừng chỉ tạo ra một mô tả sản phẩm đơn thuần. Thay vào đó, hãy nghĩ về khách hàng. Cân nhắc xem bạn có thể khiến cuộc sống của họ dễ dàng hơn, giàu có hơn hoặc vui vẻ hơn hay không. Khiến họ bị thuyết phục bởi lợi ích là cách viết mô tả sản phẩm hữu hiệu để tăng doanh số bán hàng.

Nguồn: Kissmetrics

Bài liên quan:

  • Bí kíp tăng doanh số bán hàng vượt trội dịp Tết Nguyên đán
  • Website của bạn đã sẵn sàng cho mùa bán hàng cuối năm?
  • Tạo cú hích doanh thu dịp cuối năm
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo