23. Chứng khoán

Chỉ số kĩ thuật Qstick (Qstick Indicator) trong chứng khoán là gì? Đặc điểm

Ảnh minh họa. Nguồn: StockManiacs.

Chỉ số kĩ thuật Qstick

Khái niệm

Chỉ số kĩ thuật Qstick tiếng Anh là Qstick Indicator.

Chỉ số kĩ thuật Qstick là một chỉ số phân tích kĩ thuật được phát triển bởi nhà giao dịch người Mỹ Tushar Chande để xác định số lượng các xu hướng trong biểu đồ nến. Nó được tính bằng cách lấy trung bình trượt của giai đoạn “n” có sự chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. 

Giá trị Qstick lớn hơn 0 có nghĩa là phần lớn những ngày cuối cùng của giai đoạn “n” có áp lực mua đang gia tăng. Nhìn chung, chỉ số này cung cấp một ước tính tương đối về trung bình trượt số mũ (Exponential moving average) của chứng khoán, giá mở cửa, giá đóng cửa và chênh lệch giữa hai mức giá, cũng như các giá trị trung bình trượt giản đơn (Simple moving average).

Chỉ số Qstick đôi khi còn được gọi là chỉ số Quick Stick.

Đặc điểm của Chỉ số kĩ thuật Qstick

Tín hiệu giao dịch đến nếu Chỉ số Qstick lớn hơn 0. Lớn hơn 0 là một tín hiệu vào (tức mua chứng khoán) vì nó cho thấy áp lực mua đang tăng lên, trong khi tín hiệu ra (tức bán chứng khoán) là khi chỉ số Qstick nhỏ hơn 0. 

Tham khảo:   Người môi giới-kinh doanh (Broker-Dealer) là ai? Những đặc điểm cần lưu ý

Ngoài ra, trung bình trượt trong khoảng thời gian “n” của các giá trị Qstick có thể dùng như một đường tín hiệu. Nhà đầu tư nhận biết tín hiệu giao dịch khi giá trị Qstick vượt qua đường tín hiệu trên.

Chỉ số Qstick là một kĩ thuật phân tích khá linh hoạt và có nhiều ứng dụng. Ngoài việc sử dụng đường trung bình trượt số mũ làm đường tín hiệu, nó còn hữu ích trong việc làm nổi bật các điều kiện thị trường nhất định, như điểm mạnh, điểm yếu của thị trường, và các xu hướng khác đang phát triển trên thị trường tài chính.

Các qui tắc thông thường khi sử dụng chỉ số kĩ thuật Qstick bao gồm:

– Tính trung bình trượt giản đơn của các giá trị Qstick, sau đó sử dụng làm đường tín hiệu; dựa trên đó đưa ra các quyết định mua hoặc bán chứng khoán.

– Mua chứng khoán khi chỉ số lớn hơn 0; bán khi chỉ số nhỏ hơn hoặc bằng 0.

– Mua khi chỉ số báo hiệu xu hướng tăng hoặc khi giá thị trường đang đi xuống; bán khi chỉ số báo hiệu xu hướng giảm hoặc khi giá thị trường đang tăng cao hơn.

Tham khảo:   Lệnh trong ngày (Day Order) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

– Mua khi chỉ số ở mức cực thấp; bán khi nó ở mức cực kì cao.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo