28. Quản Trị Marketing

Chiến lược tấn công (Attack Strategy) là gì? Các hướng chiến lược tấn công

Hình minh họa (Nguồn: Keymeans)

Chiến lược tấn công (Attack Strategy)

Khái niệm

Chiến lược tấn công trong tiếng Anh gọi là Attack Strategy.

Chiến lược tấn công là chiến lược dùng sức mạnh hoặc lợi thế của doanh nghiệp để lấn át đối thủ một cách mạnh mẽ nhằm chiếm ưu thế trên thị trường.

Các hướng chiến lược tấn công

Một doanh nghiệp thách thức có thể lựa chọn nhiều chiến lược tấn công khác nhau:

Tấn công chính diện

Khi doanh nghiệp thách thức có sức mạnh, có nguồn lực marketing lớn hơn đối thủ cạnh tranh, họ có thể phát triển chiến lược cạnh tranh trực diện. 

Tấn công trực diện là phương thức tấn công trực tiếp vào các điểm mạnh mà đối thủ cạnh tranh sở hữu. Thông thường chiến lược này gặp phải sự phản ứng phòng thủ chống cự của bên bị tấn công. Kết quả của sự đối mặt này phụ thuộc vào sức mạnh và mức độ bền bỉ của bên tấn công.

Những yêu cầu đảm bảo cho sự thành công của chiến lược này là phải đánh bại được đối thủ cạnh tranh đã có vị thế vững chắc trên thị trường.

Tấn công mạn sườn

Ngược lại với chiến lược đối đầu, chiến lược này là lấy thế mạnh của doanh nghiệp để đánh vào điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.

Doanh nghiệp thách thức phát hiện điểm yếu trong chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh và phát triển chiến lược tập trung sức mạnh khai thác điểm yếu đó. Đây là chiến lược phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế hơn đối thủ cạnh tranh. 

Tham khảo:   Chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Cost - CAC) là gì?

Chiến lược tấn công cạnh tranh mạn sườn có thể theo hai hướng:

– Lôi kéo khách hàng ở những khu vực thị trường nhất định hoặc những đoạn thị trường nhất định

– Tìm ra những nhu cầu thị trường chưa được phát hiện hoặc các đối thủ cạnh tranh chưa khai thác. 

Doanh nghiệp tấn công có thể tìm kiếm những đoạn thị trường còn trống để lập kế hoạch khai thác và phát triển những đoạn thị trường này thành những đoạn thị trường mạnh.

Tấn công mạn sườn là cách tấn công vào các khu vực địa lí mà đôi thủ cạnh tranh chưa có mặt hoặc những phân đoạn thị trường mà đối thủ cạnh tranh chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Tấn công tổng lực

Doanh nghiệp tấn công sử dụng đồng thời nhiều công cụ marketing để lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh trên nhiều khu vực thị trường. 

Tấn công vu hồi

Doanh nghiệp tấn công nhằm vào “sân sau” của đối phương, những thị trường dễ dàng hơn. Các hướng cơ bản là: Đa dạng hóa sang những sản phẩm không liên quan; đa dạng hóa sang khu vực thị trường mới; đầu tư vào những công nghệ mới. 

Tham khảo:   Chiến lược tấn công mạn sườn (Flank Attack Strategy) là gì?

Chiến lược tấn công bao vây này thực hiện bao vây đối thủ cạnh tranh, khiến hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ của họ bị gián đoạn và tiến dần tới việc phải đầu hàng.

Chiến lược này có 2 hướng tiếp cận: 

Thứ nhất, nỗ lực để cô lập đối thủ cạnh tranh với những nhà cung cấp nguyên vật liệu thô mà đối thủ cạnh tranh phải phụ thuộc để phục vụ khách hàng.

Thứ hai đó là nỗ lực đưa ra các sản phẩm và dịch vụ được khách hàng ưa thích hơn.

Tấn công du kích

Doanh nghiệp thách thức sử dụng một cách khôn khéo các công cụ marketing để lôi kéo dần khách hàng ở những khu vực địa lí khác nhau nhằm tăng dần thị phần.

Khi các phương thức tấn công thông thường thất bại hoặc không khả thi thì chiến thuật tấn công du kích được áp dụng. 

Trong kinh doanh, chiến thuật này được sử dụng như là một hành động gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh để làm đối thủ cạnh tranh yếu. Thường được sử dụng bởi những doanh nghiệp có khả năng yếu hơn đối thủ cạnh tranh. 

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo