09. Quản Trị & Lãnh Đạo

Chiến lược toàn cầu là gì? Loại hình, đặc điểm, ưu nhược điểm

Chiến lược toàn cầu cho phép các công ty thâm nhập vào thị trường tại nhiều quốc gia khác nhau, gặt hái những thành công mới trên thị trường quốc tế. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng tất cả đều có tác động tích cực đến cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Chiến lược toàn cầu là gì?

Chiến lược toàn cầu (Global strategy) là chiến lược cạnh tranh với mục đích tăng cường doanh số và lợi nhuận thông qua việc mở rộng thị trường ra phạm vi toàn cầu. Chiến lược này tập trung tới các hoạt động kinh doanh trong môi trường tiêu chuẩn hóa, thống nhất trên toàn cầu với mức chi phí tương quan thấp.

Chiến lược này giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh, tiếp cận nhiều khách hàng, sản xuất nhiều hơn các loại hàng hóa, thu về lợi nhuận tốt hơn, đồng thời giúp khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Các loại hình trong chiến lược toàn cầu

  1. Expansion Strategy
  2. Focus Strategy
  3. Multinational Strategy
  4. Global Standardization Strategy
  5. Transnational Strategy

Expansion Strategy

Hay còn gọi là chiến lược vươn ra ngoài, tức là doanh nghiệp sẽ tập trung mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp tới thị trường mới, cung cấp nhiều sản phẩm hơn, cải thiện tỷ suất lợi nhuận, tăng cường sự hiện diện của thương hiệu hoặc có được nhiều địa điểm thương mại trực tuyến/ truyền thống hơn.

Focus Strategy

Chiến lược tập trung của doanh nghiệp là việc chú ý vào một số lĩnh vực, ngành nghề cụ thể trên một số khu vực toàn cầu. Theo đó, công ty sẽ đầu tư nguồn lực, nỗ lực hết sức để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.

Multinational Strategy

Hay còn gọi là chiến lược đa quốc gia, tập trung vào việc xây dựng các chi nhánh, công ty con tại nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Doanh nghiệp sẽ tùy chỉnh các hoạt động của mình sao cho phù hợp với văn hóa, điều kiện kinh doanh của mỗi quốc gia.

Global Standardization Strategy

Chiến lược đa quốc gia thống nhất tập trung vào việc phát triển các sản phẩm/ dịch vụ có tính đồng nhất trên toàn cầu nhằm giảm chi phí, đồng thời tăng tính cạnh tranh.

Transnational Strategy

Đây là chiến lược đa quốc gia hóa vị trí sản xuất, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa sản xuất, các hoạt động kinh doanh trên toàn cầu thông qua nguồn nhân lực và nhân tài xuất sắc nhất của công ty trên các quốc gia khác nhau.

Đặc điểm của chiến lược toàn cầu

Chiến lược toàn cầu được triển khai nhằm đáp ứng những thách thức, cơ hội mà một quốc gia hay tập đoàn có thể đối mặt trên thị trường kinh doanh toàn cầu. Những đặc điểm của chiến lược toàn cầu phải kể đến như:

  • Tầm nhìn rõ ràng: Chiến lược toàn cầu cần phải có một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu trong tương lai và cách để có thể đạt được mục tiêu đó

  • Phạm vi rộng: Một chiến lược toàn cầu gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự, khoa học và công nghệ

  • Cam kết: Đòi hỏi sự cam kết lâu dài cũng như tính kiên trì trong việc triển khai nhằm đạt được mục tiêu chiến lược

  • Tính toán kỹ lưỡng: Xem xét những cơ hội, thách thức từ những yeus tố bên ngoài, cũng như thường xuyên cập nhật kế hoạch triển khai để đáp ứng những thay đổi 

  • Sự tương thích: Đòi hỏi tính tương thích với các mục tiêu và các thỏa thuận quốc tế hiện có

  • Tái định hướng nguồn lực: Yêu cầu việc tái định hướng, phân phối tài nguyên nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược mới

  • Sự phối hợp: Đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau của quốc gia hay tập đoàn đó, như bộ phận chính phủ, doanh nghiệp, xã hội dân sự.

Tham khảo:   HƯỚNG NỘI LÀ MỘT SỨC MẠNH

Các hoạt động trong chiến lược toàn cầu

  1. Tiêu chuẩn hóa
  2. Định vị cơ sở sản xuất
  3. Đòn bẩy công nghệ
  4. Phối hợp hệ thống Marketing và tiêu thụ trên toàn cầu
  5. Tài trợ chéo để cạnh tranh với các công ty có chiến lược toàn cầu khác

Tiêu chuẩn hóa

Các công ty trên toàn cầu tìm cách tiêu chuẩn hóa thiết kế, sản phẩm càng nhiều càng tốt. Với chiến lược toàn cầu ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tiêu chuẩn hóa sản phẩm ở mức cao cực kỳ cần thiết trong việc gia tăng số lượng bán trên thị trường, đồng thời có được chi phí thấp hơn nhờ quy mô và lợi thế sản xuất.

Tiêu chuẩn hóa sản phẩm ở mức độ cao cho phép doanh nghiệp sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn trên quy mô toàn cầu với chi phí thấp. Giúp nâng cao chiến lược Marketing, giảm gánh nặng trong việc sản xuất những dòng sản phẩm khác.

Định vị cơ sở sản xuất

Doanh nghiệp cần tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh trên tất cả hệ thống vùng miền, thị trường theo chiều rộng. Đồng thời đầu tư các công nghệ sản xuất mới nhất nhằm thu về lợi nhuận thông qua việc phục vụ tất cả thị trường của nó.

Đòn bẩy công nghệ

Với hoạt động tăng cường chiều sâu công nghệ trong quá trình tạo ra sản phẩm, nó làm giá thành sản phẩm cao hơn khi phát triển và đưa vào thương mại hóa.

Phối hợp hệ thống Marketing và tiêu thụ trên toàn cầu

Các hoạt động Marketing sẽ được thực hiện tùy vào từng thị trường địa phương. Theo đó, cần tiếp cận một cách gần gũi và phù hợp nhất với mỗi thị trường nhằm đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng những nhu cầu, kỳ vọng của người tiêu dùng.

Tài trợ chéo để cạnh tranh với các công ty có chiến lược toàn cầu khác

Hầu hết các công ty thực hiện chiến lược toàn cầu đều bị ràng buộc với chính sách gọi là tài trợ chéo. Đây là việc sử dụng các nguồn lực về tài chính, Marketing, công nghệ từ một thị trường nhằm tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường khác.

Đây là một quá trình mạnh mẽ thúc đẩy sự cạnh tranh của công ty trên phạm vi toàn cầu. Nhằm mục đích xây dựng đòn bẩy thị trường thông qua việc chuyển nhượng kỹ năng, vốn, sản xuất chi phí thấp từ thị trường này sang đến thị trường khác.

Lợi ích của chiến lược toàn cầu

  1. Nhận thức về thương hiệu tốt hơn
  2. Tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực
  3. Cải thiện tính linh hoạt
  4. Tăng doanh thu
  5. Chi phí thấp hơn

Mở rộng hoạt động ra nhiều quốc gia có thể giúp đưa doanh nghiệp bước lên một tầm cao mới. Những lợi ích của một chiến lược toàn cầu phải kể đến bao gồm:

Nhận thức về thương hiệu tốt hơn

Các thương hiệu toàn cầu thu hút được nhiều sự công nhận hơn so với các thương hiệu trong nước nhờ vào phạm vi quốc tế của chúng. Khi một công ty bắt đầu phân phối sản phẩm của mình ở các quốc gia khác nhau, thông qua các công ty con hoặc chi nhánh, thì công ty đó bắt đầu xây dựng độ nhận diện thương hiệu ở những nơi khác trên thế giới, thay vì chỉ ở quốc gia của mình.

Tham khảo:   OKR & KPI: 3 TƯ DUY HIỆU QUẢ DÀNH CHO NHÀ LÃNH ĐẠO

Tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực

Khi một doanh nghiệp quốc tế củng cố sự hiện diện toàn cầu của họ, điều này sẽ có được quyền tiếp cận các nguồn lực từ những quốc gia mới mà nó bắt đầu hoạt động. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ dễ dàng gặt hái tất cả những lợi ích tiềm năng của thị trường toàn cầu khi bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm của mình đến các khu vực khác nhau trên toàn cầu.

Cải thiện tính linh hoạt

Quy mô toàn cầu đa dạng hóa cả chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị cho một doanh nghiệp, dẫn đến mức độ linh hoạt cao hơn và khả năng chống chọi với suy thoái tốt hơn. Nếu doanh nghiệp đang hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau, thì một quốc gia có thể đóng vai trò là điểm dừng nếu bắt đầu thấy các vấn đề phát sinh trong một thị trường khác.

Tăng doanh thu

Thâm nhập thị trường mới ở các quốc gia khác nhau có thể mang lại doanh thu cao hơn nhiều so với chỉ hoạt động ở thị trường nội địa. Khi các doanh nghiệp chủ động phân phối dịch vụ/ sản phẩm ở nhiều khu vực trên thế giới, nhiều người tiêu dùng có tùy chọn mua những hàng hóa này, do đó nâng cao mức doanh thu cho doanh nghiệp.

Chi phí thấp hơn

Các công ty toàn cầu nói chung có hiệu quả hơn và không tốn kém quá nhiều về quy mô và tính kinh tế theo phạm vi. Khi một công ty vươn ra các khu vực khác nhau trên thế giới, nó sẽ tiếp cận được các thị trường giá thấp hơn về cả nhân lực lao động cũng như nguyên vật liệu. Điều này cho phép công ty có chiến lược toàn cầu này bán sản phẩm với giá thấp hơn cho người tiêu dùng.

Ưu – nhược điểm của chiến lược toàn cầu

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí tối đa, bởi sản phẩm được thực hiện cùng một chiến lược Marketing và được tiêu chuẩn hóa
  • Bán sản phẩm với mức giá thấp hơn so với mức giá trước đây hoặc so với đối thủ cạnh tranh, qua đó có thể mở rộng thị phần trên thị trường
  • Các nhà quản trị có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm rút ra từ một thị trường với các nhà quản trị khác ở thị trường khác

Nhược điểm

  • Dễ khiến doanh nghiệp bỏ qua những khác biệt quan trọng trong thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng ở mỗi thị trường khác nhau. Khiến đối thủ cạnh tranh lợi dụng để xây dựng một thị trường mới
  • Không cho phép doanh nghiệp thay đổi sản phẩm, trừ những chi tiết không đáng kể như đóng gói, màu sắc,…
  • Không phù hợp với những nơi yêu cầu sự thích ứng địa phương cao.

Phân biệt chiến lược toàn cầu và chiến lược quốc tế

Phân biệt

Chiến lược toàn cầu

Chiến lược quốc tế

Khái niệm

Mở rộng thị trường kinh doanh ra ngoài biên giới quốc gia

Thông qua việc tiêu chuẩn hóa các sản phẩm/ dịch vụ

Kinh doanh trên cả thị trường trong và ngoài nước

Thông qua việc chuyển dịch sản phẩm có giá trị cho thị trường nước ngoài, nơi mà các đối thủ ở địa phương khác thiếu các sản phẩm/ dịch vụ này.

Quá trình

Đưa các sản phẩm/ dịch vụ hiện tại mà doanh nghiệp đang kinh doanh ra thị trường quốc tế

Các sản phẩm được nghiên cứu, phát triển từ công ty mẹ sau đó mới được sản xuất ở các  xưởng ngoài nước

Điều kiện

Cần xem xét các yếu tố nội bộ, bao gồm tiềm lực tài chính, trình độ quản lý, chuyên môn nhân lực, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế (sự hiểu biết về pháp luật, chính trị, văn hóa)

Tiềm lực tài chính mạnh mẽ để xây dựng lại toàn bộ hệ thống phân phối và sản xuất ở thị trường nước khác. 

Tính chất

Sản phẩm ở mỗi thị trường giống nhau, có nghĩa là cùng một loại sản phẩm đó sẽ được doanh nghiệp đưa đến các thị trường trong và ngoài nước, 

Có thể có sự thay đổi về chất lượng, mẫu mã,… nhưng không đáng kể

Tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ khác biệt hoàn toàn mà các đối thủ tại địa phương, quốc gia đó khó đáp ứng

Tính hiệu quả

Hiệu quả hơn nếu lĩnh vực kinh doanh của tổ chức thuộc chính sách khuyến khích kinh doanh của quốc gia đang nhắm tới

Hiệu quả hơn nếu yêu cầu về việc đáp ứng tại địa phương, quốc gia đó cao

Tham khảo:   LỘ TRÌNH THÀNH CÔNG CỦA MỘT GIÁM ĐỐC KINH DOANH (CCO)

Chiến lược toàn cầu là một thuật ngữ quan trọng mà doanh nghiệp cần phải hiểu để có thể triển khai và đảm bảo thành công trên trường quốc tế. Một chiếc lược toàn cầu hóa được cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện cho phép một doanh nghiệp phát huy tối đa tiềm năng của mình ở thị trường nước ngoài. Bằng cách tận dụng các tính năng của thị trường, hiểu biết về văn hóa địa phương, xây dựng mối quan hệ tốt lành với các đối tác địa phương, tạo ra các dịch vụ tùy chỉnh sao cho phục vụ với các đối tượng mục tiêu khác nhau.

>>  các chủ đề về chiến lược:

  • Chiến lược cấp công ty
  • Chiến lược cạnh tranh
  • Chiến lược khác biệt hóa
  • Chiến lược xúc tiến
  • Chiến lược bán hàng
  • Chiến lược giá
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo