20. Kinh tế học

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là gì?

Hình minh họa

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô

Định nghĩa

Sản phẩm thô là những sản phẩm chưa hoặc ít qua chế biến, hàm lượng lao động tri thức và khoa học công nghệ kết tinh trong sản phẩm thấp.

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là chiến lược xuất khẩu chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất nước về các sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.

Chiến lược này chủ yếu được thực hiện ở các nước đang phát triển, trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp, đặc biệt là trình độ của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn hạn chế.

Tác động của chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô đến phát triển kinh tế

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô tạo điều kiện phát triển nền kinh tế theo chiều rộng. Khi cơ hội khai thác nông nghiệp hay tài nguyên thiên nhiên xuất hiện sẽ có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

– Các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Sự phát triển thị trường các sản phẩm sơ khai sẽ dẫn tới tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tích lũy trong nước, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng đội ngũ lao động lành nghề, dẫn tới tăng qui mô sản xuất của nền kinh tế.

Tham khảo:   Bãi cắm trại du lịch (Tourist camping site) là gì?

– Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô cũng tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. Ban đầu là sự phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và ngành công nghiệp chăn nuôi, trồng cây lương thực, cây công nghiệp có khả năng xuất khẩu.

Cùng với sự phát triển những ngành này là sự xuất hiện, phát triển các ngành công nghiệp chế biến tạo ra các sản phẩm sơ chế như gạo, chè, cà phê, cao su… Sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo cơ hội cho việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm thô, nó lại có tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu.

Mối quan hệ hai chiều giữa các ngành thúc đẩy nhau cùng phát triển, mở rộng qui mô, giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Sự phát triển của các ngành này có liên quan đến các ngành khác như: ngành thuộc về cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, ngành giáo dục – đào tạo…

– Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa đất nước. Đối với hầu hết các nước đang phát triển, quá trình tích lũy vốn thường mất nhiều thời gian và đặc biệt khó khăn trong giai đoạn ban đầu.

Tham khảo:   Chính sách phân phối (Distribution Policy) là gì? Mục đích và chức năng của chính sách phân phối

Quá trình này sẽ có những thuận lợi hơn đối với những nước có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn. Họ có thể khai thác sản phẩm thô để xuất khẩu hoặc đa dạng hóa nền kinh tế tạo nguồn vốn tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa đất nước. Thuận lợi hơn cả là đối với những nước có nguồn dầu mỏ xuất khẩu với qui mô lớn.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo