20. Kinh tế học

Chính sách bồ câu (Dove) là gì? Ảnh hưởng của chính sách tới chi tiêu tiêu dùng và lạm phát

(Ảnh minh họa: Animal Network)

Chính sách bồ câu

Khái niệm

Chính sách bồ câu trong tiếng Anh là Dove.

Chính sách bồ câu là một chính sách kinh tế thúc đẩy các chính sách tiền tệ thường liên quan đến lãi suất thấp. Chính sách bồ câu ủng hộ lãi suất thấp và chính sách tiền tệ mở rộng vì chính sách này coi trọng các chỉ số như tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp. Nếu một nhà kinh tế cho rằng lạm phát có ít tác động tiêu cực hoặc kêu gọi nới lỏng định lượng, thì họ thường được gọi là phe bồ câu.

Hiểu về chính sách bồ câu

Chính sách bồ câu coi lãi suất thấp như một phương tiện khuyến khích tăng trưởng kinh tế vì chúng có xu hướng tăng nhu cầu vay tiêu dùng và thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng. Do đó, chính sách bồ câu tin rằng tác động tiêu cực của lãi suất thấp là tương đối không đáng kể. Tuy nhiên, nếu lãi suất được giữ ở mức thấp trong một khoảng thời gian không xác định, lạm phát sẽ tăng.

Bắt nguồn từ bản chất ôn hào của loài chim cùng tên, thuật ngữ này trái ngược với thuật ngữ diều hâu. Ngược lại, phe diều hâu là những người tin rằng lãi suất cao hơn sẽ kiềm chế lạm phát.

Tham khảo:   Hiệu ứng tiêu đề (Headline Effect) là gì? Ví dụ về hiệu ứng tiêu đề

Ảnh hưởng tới chi tiêu tiêu dùng và lạm phát

Khi người tiêu dùng ở trong thị trường lãi suất thấp được tạo ra thông qua chính sách bồ câu, họ có nhiều khả năng hơn vay các khoản vay khoản thế chấp, vay mua ô tô và thẻ tín dụng. Điều này thúc đẩy chi tiêu bằng cách khuyến khích mọi người và các công ty mua ngay khi tỉ lệ thấp thay vì trì hoãn việc mua trong tương lai. Sự xáo trộn chi tiêu này ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Tiêu thụ tăng có thể giúp tạo ra việc làm, một trong những mối quan tâm chính của hệ thống chính trị từ cả quan điểm của cơ quan thuế và các cử tri.

Cuối cùng, tuy nhiên, tổng cầu tăng dẫn đến tăng giá. Khi điều này xảy ra, người lao động có xu hướng kiếm được mức lương tương đối cao hơn khi nguồn cung của người lao động có sẵn giảm xuống trong một nền kinh tế nóng. Vì vậy, mức lương cao hơn được đưa vào định giá sản phẩm. 

Thêm vào đó là các yếu tố kinh tế vĩ mô được tạo ra bởi chính sách tiền tệ và tín dụng mở rộng. Giá trị của đồng đô la có xu hướng đi xuống vì chúng rất dồi dào. Điều này làm cho chi phí đầu vào cho các sản phẩm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng bằng một ngoại tệ khác đắt hơn bằng đô la. Tất cả các điều trên gộp lại sẽ kết thúc với lạm phát. Nếu không được kiểm soát, lạm phát có thể tàn phá nền kinh tế như tỉ lệ thất nghiệp cao.

Tham khảo:   Tiện ích về sở hữu (Possession Utility) là gì?

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo