24. Kinh doanh thương mại

Chính sách đa tâm (Polycentric policy) là gì? Ưu và nhược điểm

Hình minh hoạ (Nguồn: demotix)

Chính sách đa tâm

Khái niệm

Chính sách đa tâm trong tiếng Anh được gọi là Polycentric policy.

Chính sách đa tâm là chính sách nhân sự trong đó các hoạt động bên ngoài chính quốc được điều hành bởi cá nhân là người nước sở tại.

Trong chính sách đa tâm, các hoạt động bên ngoài chính quốc được điều hành bởi cá nhân là người nước sở tại. Các công ty có thể thực hiện cách tiếp cận đa tâm đối với các cấp quản lí cao và trung bình, đối với nhân viên cấp dưới hoặc đối với các nhân viên không trong bộ máy quản lí. 

Cách tiếp cận này rất phù hợp với các công ty mong muốn dành cho các cơ sở ở các nước khác một mức độ độc lập nhất định trong việc ra quyết định. Chính sách này không có nghĩa rằng các nhà quản người sở tại được phép vận hành chi nhánh theo cách mà họ cho là phù hợp. 

Các công ty quốc tế lớn thường tiến hành những chương trình đào tạo cấp tốc cho các nhà quản người địa phương sang chính quốc học trong một số thời gian nhất định. Ở đó họ được cọ xát với văn hoá của công ty và những thực tiễn kinh doanh nhất định. 

Các công ty vừa và nhỏ có thể thấy chính sách này tốn kém nhưng họ có thể tin tưởng vào các nhà quản địa phương, những người hiểu rằng cái mà người ta trông đợi ở họ còn vượt xa tất cả các chi phí bỏ ra như vậy.

Tham khảo:   Dịch vụ phát triển kinh doanh (Business Development Services - BDS) là gì?

Các ưu điểm và nhược điểm 

– Ưu điểm

Một ưu điểm quan trọng của chính sách đa tâm là loại bỏ chi phí cao cho các nhà quản lí nước ngoài và gia đình của họ. Ưu điểm này có thể hết sức có ích đối với các công ty vừa và nhỏ không thể cho phép thuê người nước ngoài làm việc. 

Thứ hai, chính sách đa tâm trao trách nhiệm quản lí cho những người rất quen thuộc với môi trường kinh doanh trong nước. Các nhà quản lí hiểu biết sâu sắc về văn hoá của thị trường địa phương sẽ là một ưu thế rất lớn. 

Do họ quen thuộc với những thực tiễn kinh doanh địa phương, họ có thể đọc được những gợi ý tế nhị bẳng cả ngôn ngữ được nói ra lẫn không được nói ra. 

Họ không cần phải khắc phục bất kì một rào cản văn hoá nào được tạo nên bởi hình ảnh của một người “bên ngoài” và họ cũng có xu hướng hiểu nhu cầu của nhân viên mình tốt hơn, cũng như nhu cầu của khách hàng và những người cung cấp.

– Nhược điểm

Mặt hạn chế chủ yếu của tiếp cận đa tâm là nguy cơ tiềm tàng có thể đánh mất sự kiểm soát đối với hoạt động trên nước sở tại. Khi một công ty thuê nhân viên là người bản địa để điều hành các hoạt động kinh doanh ở địa phương đó, họ phải chịu một rủi ro là có thể trở thành một tập hợp của các doanh nghiệp riêng rẽ từ nhiều quốc gia. 

Tham khảo:   Công ước SOLAS (The International Convention for the Safety of Life at Sea) là gì? Các nội dung

Tình huống này sẽ không trở thành vấn đề nếu như chiến lược của công ty là có những cách đối xử khác nhau đối với các thị trường khác nhau. Đây sẽ không phải là một chính sách tốt đối với các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu. 

Nếu như các công ty này không có sự hội nhập, chia sẻ hiểu biết và một hình ảnh chung, chắc chắn kết quả hoạt động sẽ phải chịu ảnh hưởng.

(Tài liệu tham khảo: Kinh doanh quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo