22. Quản trị kinh doanh

Chờ đợi (Waiting) trong sản xuất là gì? Nguyên nhân gây ra lãng phí chờ đợi

Hình minh họa (Nguồn: Leanhomebuilding)

Chờ đợi

Khái niệm

Chờ đợi hay lãng phí do chờ đợi trong tiếng Anh gọi là: Waiting/ Waste of Waiting.

Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả. Lãng phí do chờ đợi đó là lãng phí khoảng thời gian chờ đợi những thứ như vật liệu, nhân lực, máy móc thiết bị, bán thành phẩm, thành phẩm, …

Lãng phí này thường gặp ở các đơn vị sản xuất như một công nhân hay một thiết bị không thể tiến hành công việc của mình do phải chờ một hoạt động khác kết thúc hoặc phải chờ nguyên vật liệu chuyển đến. 

Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên. Chờ đợi không cần thiết thường gây lãng phí, thậm chí là lãng phí lớn. 

Vì vậy, xem xét và loại bỏ lãng phí thời gian vô ích là điều cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự chờ đợi giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất sẽ làm cho người lao động và máy móc thiết bị không được sử dụng tối ưu năng lực và công suất.

Nguyên nhân gây ra lãng phí Chờ đợi 

– Do sự tắc nghẽn hoặc tốc độ nhanh chậm giữa các hoạt động trong chuyền hoặc giữa các công đoạn sản xuất. Điều độ sản xuất kém, công suất không cân bằng giữa các công đoạn sản xuất. Hoặc gặp trở ngại về chất lượng ở công đoạn sản xuất trước gây tắc nghẽn trong quá trình sản xuất. 

Tham khảo:   Quản trị trải nghiệm khách hàng (Customer Experience Management - CEM) là gì?

– Sản xuất theo lô lớn. 

Khi sản xuất lô càng lớn thì các công đoạn sau chờ đợi càng lâu. Hoặc chuyển đổi giữa hai lô hàng quá lâu. 

– Bố trí mặt bằng không hợp lí sẽ góp phần gia tăng thời gian chờ. 

Việc bố trí mặt bằng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng sẵn sàng và cải thiện hiệu suất máy. Nếu bố trí mặt bằng không hợp lí thì thời gian làm việc không tạo ra giá trị gia tăng, thời gian chờ sẽ gia tăng, thời gian máy móc thiết bị chạy không tải sẽ nhiều. 

– Máy móc, thiết bị không được bảo dưỡng, bảo trì định kì dẫn đến trong quá trình sản xuất, máy móc thiết bị bị hỏng hóc, hư hỏng, lúc đó người lao động không thể sản xuất liên tục được mà phải chờ cho đến khi máy móc hoạt động lại ở mức độ bình thường. 

Bên cạnh đó, công suất của máy móc thiết được thiết lập không hợp lí cũng sẽ làm tăng thời gian chờ, không tạo ra giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Tham khảo:   Chi phí đại diện (Agency Costs) là gì? Bản chất của chi phí đại diện

– Việc vận chuyển nhiều, không hợp lí cũng góp phần vào tăng thời gian chờ của người lao động và máy móc thiết bị.

– Trong một số trường hợp công nhân viên thao tác trực tiếp với một công việc nào đó cố tình không làm việc và tăng thời gian chờ để giảm thời gian làm việc cho cá nhân đó, … 

Hoặc nếu ban lãnh đạo doanh nghiệp không có phương pháp quản lí, kiểm soát thời gian làm việc, đánh giá hiệu quả công việc cũng như bố trí mặt bằng thì thời gian chờ sẽ tăng và lãng phí của doanh nghiệp sẽ nhiều hơn. 

– Bên cạnh đó, việc cân đối và điều độ sản xuất chưa hợp lí, bố trí lao động không phù hợp cũng làm gia tăng thời gian chờ trong doanh nghiệp.

(Tài liệu tham khảo: Loại bỏ 7 lãng phí – Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng, NXB Hồng Đức) 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo