07. Quản Trị Chuỗi Cung Ứng (SCM)

Chuỗi Cung Ứng Khép Kín Là Gì? Khác Nhau Giữa Khép Kín Và Truyền Thống

Chuỗi Cung Ứng Khép Kín Là Gì?

Chuỗi cung ứng khép kín – Closed Loop Supply Chain Management (CLSCM) là việc tạo ra, sử dụng sản phẩm, sau đó đem tái chế hoặc xử lý lại sản phẩm theo cách tuần hoàn hay các chu kỳ khép kín mà được lặp đi lặp lại, nhằm bảo đảm phục hồi kinh tế và bảo vệ môi trường.

Chuỗi cung ứng khép kín không chỉ bao gồm quá trình logistics xuôi truyền thống mà còn bao gồm cả các hoạt động như tập hợp, phân loại, chọn lọc, tân trang, sửa chữa, tái sử dụng, xuất khẩu,… Những hoạt động này đã được tập hợp lại vào 3 nhóm lớn là (Mua Lại – Phục Hồi – Tích Hợp), nhờ đó mà giá trị của sản phẩm cũng được phục hồi và tái sinh lại cho cả chu kỳ cung ứng.

Lợi Ích Của Chuỗi Cung Ứng Khép Kín Mang Lại Cho Doanh Nghiệp

Nhờ vào những ưu điểm của chuỗi cung ứng khép kín (CLSCM) đã mang lại những lợi ích phù hợp với mục đích của doanh nghiệp đó là lợi nhuận, bảo vệ môi trường và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Sau đây là 3 lợi ích mà chuỗi cung ứng khép kín đem lại.

Tăng lợi nhuận

Chuỗi cung ứng khép kín (CLSCM) tạo ra nguồn giá rẻ nhờ việc tái chế lại nguyên vật liệu, phụ tùng và những sản phẩm thải hồi. Từ đó sẽ giúp những công ty có được sản phẩm với giá thành rẻ hơn, tăng lợi nhuận cho công ty hơn.

Tham khảo:   QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG XU HƯỚNG ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Ví dụ: Trong ngành sản xuất xe máy, việc tái chế lại những bộ phận xe máy sẽ giảm được gần 50% chi phí sản xuất.

Bảo vệ môi trường

Việc thu hồi, tái chế lại nguyên vật liệu, phụ tùng và các sản phẩm khác một cách có khoa học và quy trình thì việc tái sử dụng chúng không chỉ làm giảm nhu cầu khai thác vật liệu và năng lượng mới mà còn hạn chế được việc chôn lắp, tiêu hủy các sản phẩm thừa gây tổn hại đến môi trường.

Tạo việc làm cho người lao động

Việc phục hồi và tái chế các sản phẩm sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn so với việc xử lý chất thải. Vì thế với hệ thống chuỗi cung ứng khép kín này sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động hơn, hạn chế được việc gia tăng tệ nạn xã hội do thất nghiệp.

Sự Khác Nhau Giữa Chuỗi Cung Ứng Khép Kín Và Chuỗi Cung Ứng Truyền Thống

STT CHỈ TIÊU SO SÁNH CHUỖI CUNG ỨNG TRUYỀN THỐNG CHUỖI CUNG ỨNG KHÉP KÍN
1 Mục tiêu thực hiện Giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp, để tối đa hóa lợi nhuận mang lại Vẫn tối đa hóa lợi nhuận mang lại, nhưng phải đảm bảo tính bảo vệ môi trường. Đem lại nguồn công việc cho người lao động
2 Cơ cấu quản lý Việc quản lý hoạt động môi trường không phải là mối quan tâm lớn Việc quản lý hoạt động môi trường là mối quan tâm hàng đầu, ngang hàng với lợi nhuận mang lại
3 Mô hình kinh doanh Mô hình kinh doanh chưa thật sự hoàn chỉnh, gây hại cho môi trường do chưa sử dụng các nguồn tài nguyên tái sinh Có mô hình kinh doanh hoàn chỉnh hơn, chú trọng nguồn tài nguyên tái sinh, ít gây hại cho môi trường
4 Quá trình kinh doanh Bắt đầu công việc với các nhà cung cấp và kết thúc với người tiêu dùng, dòng chảy sản phẩm này không thể nào đảo ngược được Thay đổi phương thức kinh doanh này, tìm kiếm sự luân hồi sản phẩm. Dòng lưu chuyển sản phẩm hoàn toàn khép kín, có khả năng phục hồi và có tính chu kỳ. Các sản phẩm sẽ được “thải hồi” trở thành nguyên liệu có sẵn để sản xuất cái mới
Tham khảo:   Quy Trình Hoạt Động Của Một Chuỗi Cung Ứng Cơ Bản
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo