22. Quản trị kinh doanh

Công ty hợp danh (Partnership) là gì? Ưu, nhược điểm

Hình minh họa. Nguồn: HumanDetox

Định nghĩa Công ty hợp danh (Partnership)

Công ty hợp danh trong tiếng Anh gọi là Partnership. 

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp mà trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung gọi là thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. (Theo Luật Doanh nghiệp 2014)

Đặc điểm của Công ty hợp danh 

– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

– Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

Về bản chất, công ty hợp danh là công ty trách nhiệm vô hạn, chính vì vậy, luật pháp hạn chế việc huy động vốn trong thị trường dưới hình thức phát hành các chứng khoán (công cụ nợ).

Tham khảo:   7 Lãng phí (7 wastes of lean) là gì? Lợi ích loại bỏ 7 lãng phí

Ưu điểm và nhược điểm của Công ty hợp danh

Ưu điểm

– Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân. Với loại hình công ty này, có thể kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người (các thành viên công ty) để tạo dựng hình ảnh cho công ty.

– Việc điều hành quản lí công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít.

– Các thành viên góp vốn của công ty sẽ chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn đã góp.

– Có uy tín cao về chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đối với công ty.

Nhược điểm

– Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

– Không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào nên khó huy động nguồn vốn.

– Loại hình doanh nghiệp này không có tính phổ biến gây khó khăn trong việc phát triển và cạnh tranh.

Cơ cấu tổ chức

Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có qui định khác. (Theo Luật Doanh nghiệp 2014)

Tham khảo:   Làng du lịch (Tourism village) là gì? Đối tượng khách hàng

Về tổ chức điều hành, các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lí. 

Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỉ lệ được qui định tại Điều lệ công ty nhưng không được tham gia quản lí hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. (Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo