22. Quản trị kinh doanh

Đánh giá công nghệ (Technology assessment) là gì? Mục đích và nguyên tắc

Hình minh hoạ (Nguồn: standardmedia)

Đánh giá công nghệ

Khái niệm

Đánh giá công nghệ trong tiếng Anh được gọi là technology assessment.

Dưới đây là một số định nghĩa về đánh giá công nghệ được chấp nhận rộng rãi nhất

Đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về một công nghệ hay một hệ thống công nghệ cho đầu vào của quá trình ra quyết định.

Đánh giá công nghệ là quá trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với môi trường xung quanh nhằm đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ.

Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ đối với các yếu tố của môi trường xung quanh.

Mục đích

Mục đích của đánh giá công nghệ

Nói chung, đánh giá công nghệ nhằm các mục đích sau

Thứ nhất, đánh giá công nghệ để sắp xếp thứ tự ưu tiên trong lựa chọn công nghệ. 

Trong trường hợp việc đánh giá chỉ được tiến hành đối với một công nghệ thì kết luận chỉ có thể là chọn hoặc không chọn. Để đạt được mục đích này, đánh giá công nghệ phải xác định được tính thích hợp của công nghệ đối với bối cảnh nơi áp dụng nó.

Tham khảo:   Chiến lược đa dạng hóa không liên quan (Unrelated diversification strategies) là gì?

Thứ hai, đánh giá công nghệ để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. 

Thông qua đánh giá công nghệ để nhận biết các lợi ích của một công nghệ, trên cơ sở đó phát huy, tận dụng các lợi ích này, đồng thời tìm ra các bất lợi tiềm tàng của công nghệ để có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục.

Thứ ba, đánh giá công nghệ để xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ sử dụng làm đầu vào cho quá trình ra quyết định.

Xác định chiến lược công nghệ khi có thay đổi lớn trong chính sách kinh tế – xã hội quốc gia

Khi quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ của nước ngoài; quyết định triển khai một công nghệ mới hay mở rộng một công nghệ đang hoạt động

Xác định thứ tự ưu tiên phát triển công nghệ của quốc gia trong từng giai đoạn

Nguyên tắc

Để đánh giá công nghệ có kết quả thực tiễn, quá trình đánh giá cần tuân thủ ba nguyên tắc: toàn diện, khách quan và khoa học. 

– Nguyên tắc toàn diện yêu cầu đề cập đến tất cả các tác động có thể có của một công nghệ đến bối cảnh xung quanh, nhằm cung cấp cho người ra quyết định hiểu được toàn bộ các mối tương tác giữa các khía cạnh của vấn đề được đánh giá.

Tham khảo:   Thu xếp bảo hiểm trong doanh nghiệp là gì? Các yếu tố cần đảm bảo

– Nguyên tắc khách quan đòi hỏi khi đánh giá cần đề cập đến tất cả các vấn đề mà các nhóm có lợi ích khác nhau quan tâm và cần được trả lời. 

Cần đề cập đến các quan điểm khác nhau đối với các vấn đề được đánh giá, tức là khi đánh giá một tác động cụ thể cần tham khảo ý kiến của nhiều nhóm chuyên gia và trong từng nhóm chuyên gia lại tham khảo ý kiến của nhiều người.

– Nguyên tắc khoa học đòi hỏi khi đánh giá phải xem xét các yếu tố của bối cảnh xung quanh một công nghệ theo quan điểm động. Phải sử dụng các số liệu thích hợp sẵn có, các kết quả của đánh giá phải có căn cứ khoa học và phải sử dụng ngay được.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản lí công nghệ, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo