26. Bất động sản

Đập (Dam) là gì? Đầu tư, xây dựng công trình đập

Đập (Dam) (Ảnh: Institution of Civil Engineers)

Đập (Dam)

Đập – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Dam.

Đập là công trình được xây dựng trên một con suối, một dòng sông hoặc một cửa sông để giữ nước. Các con đập được xây dựng để cung cấp nước cho con người, tưới cho vùng đất khô cằn và bán hoang mạc hoặc sử dụng trong các qui trình công nghiệp. 

Đập thường được sử dụng để tăng lượng nước có sẵn để phục vụ mục đích thủy điện, hoặc giảm lượng nước lũ dâng cao do bão lớn, hoặc tăng độ sâu của nước trong sông để cải thiện giao thông đường thủy, cho phép xà lan và tàu đi lại dễ dàng hơn. 

Trên thế giới, nhiều đập cũng có thể cung cấp nước cho hồ phục vụ các hoạt động giải trí như bơi lội, chèo thuyền và câu cá. (Theo Encyclopaedia Britannica)

Nghị định Số: 72/2007/NĐ-CP qui định: “Đập là công trình làm nhiệm vụ ngăn nước và các công trình có liên quan, tạo hồ chứa nước nhằm thực hiện các mục đích:

a) Tích trữ nước, cung cấp cho các nhu cầu dùng nước;

Tham khảo:   Khu ở (Housing Estate) trong đô thị là gì? Vị trí và chức năng của khu ở

b) Điều tiết hoặc phân chia dòng chảy lũ, giảm ngập lụt cho vùng hạ du;

c) Tạo áp lực nước để phục vụ phát điện.”

Đầu tư, xây dựng công trình đập

Yêu cầu chung

a) Phù hợp với qui hoạch thủy lợi;

b) Áp dụng các giải pháp để giảm thiểu tổn thất nước và giảm diện tích đất phải sử dụng khi xây dựng công trình;

c) Phải tính đến yếu tố kết nối giữa các công trình thủy lợi, giữa công trình thủy lợi với công trình hạ tầng thuật khác có liên quan, giữa các vùng, nguồn nước;

d) Đồng bộ từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng, khép kín trong hệ thống công trình thủy lợi;

đ) Kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình;

e) Bố trí đủ nguồn lực để thi công công trình trong giai đoạn vượt lũ, chống lũ an toàn;

g) Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

Yêu cầu cụ thể

a) Việc bố trí tổng thể và thiết kế kết cấu đập phải tạo thuận lợi cho công tác quản an toàn đập, ứng cứu đập khi xảy ra sự cố và bảo trì, nâng cấp, sửa chữa khi công trình bị hư hỏng;

Tham khảo:   Tháp phân tầng xã hội (Social Stratification Pyramid) là gì?

b) Qui trình vận hành cửa van, qui trình bảo trì cho từng hạng mục công trình phải được lập, phê duyệt cùng với hồ sơ thiết kế và bàn giao cho chủ quản đập khi bàn giao đưa công trình vào khai thác;

c) Đối với tràn xả lũ của đập có cửa van điều tiết phải lắp đặt hệ thống giám sát vận hành; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập;

d) Đối với đập lớn có tràn tự do phải lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập. (Theo Luật Thủy lợi )

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo