24. Kinh doanh thương mại

Đấu thầu (Bidding) là gì? Qui định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

Hình minh họa (Nguồn: Báo Đấu Thầu)

Đấu thầu (Bidding)

Đấu thầu – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Bidding

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.” (Theo Luật đấu thầu năm 2013)

Điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu

– Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, dự án, trừ cá nhân thuộc nhà thầu, nhà đầu tư.

– Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.

Tham khảo:   Vận tải (Transport) là gì? Phân loại vận tải

Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

– Chủ đầu tư, bên mời thầu;

– Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;

– Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.

Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

– Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày kết hợp đồng dự án;

– Nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày kết hợp đồng dự án;

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.

Tham khảo:   Trị giá hải quan (Customs Valuation) là gì?

Chi phí trong đấu thầu

Chi phí trong lựa chọn nhà thầu

– Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu;

– Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm;

– Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát miễn phí cho nhà thầu;

– Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu.

Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư

– Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư;

– Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư;

– Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư;

– Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.

Chi phí trong đấu thầu qua mạng 

– Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu và các chi phí khác;

– Chi phí tham dự thầu, tổ chức đấu thầu theo qui định. (Theo Luật đấu thầu năm 2013)

Tham khảo:   Điều ước quốc tế (International Treaties) là gì? Áp dụng các qui định trong Điều ước quốc tế

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo