Kỹ năng thuyết trình

Đây là cách để có một bài thuyết trình thật “đỉnh”, hớp hồn người nghe

Cho dù bạn chuẩn bị phát biểu để nhận giải thưởng, để vinh danh ai đó, hay thuyết trình để quảng bá sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng, thì tất cả đều cần sự chuẩn bị kỹ càng.

Và làm thế nào để có một bài phát biểu hay, một bản thuyết trình gây ấn tượng và đi vào lòng người? Dễ thôi, hãy nhớ lấy 5 điều tiên quyết sau đây.

1. Hãy nhớ, tất cả các bài thuyết trình và phát biểu đều là một dạng biểu diễn 

Điều này có nghĩa rằng bạn cần phải hiểu rõ bối cảnh của bài phát biểu và rèn kỹ năng của mình cho hợp hoàn cảnh.

2. Điều này cũng có nghĩa rằng luyện tập là một phần không thể thiếu, nếu muốn có một bài phát biểu hay

3. Câu hỏi: “Tại sao lại có bài phát biểu này?”

Bạn phải trả lời được và truyền tải điều này qua bài diễn thuyết của mình. Trước khi bắt đầu chuẩn bị, bạn cần biết mình phát biểu để làm gì, và phải có mục tiêu rõ ràng.

4. Hãy thật say mê theo đuổi mục đích của bài nói

Tham khảo:   Cách Thuyết Trình Thu Hút Không Phải Ai Cũng Biết

Và làm điều đó bằng cách kể các câu chuyện thật đáng nhớ.

5. Hãy để bài nói có sức ảnh hưởng và ý nghĩa với người nghe

Nhưng như vậy vẫn chưa đủ đâu. Bạn cần một số mẹo vặt nữa.

1. Luyện tập hít thở 

Đây là kỹ năng sống còn khi thuyết trình và phát biểu trước công chúng. Nó giúp bạn có một giọng nói tốt, tinh thần hứng khởi, và cải thiện sức tập trung.

2. Ngôn ngữ cơ thể từ dáng đứng, cách ngồi

Cơ thể bạn cũng có cả câu chuyện của nó nữa, nhưng mà bạn đang muốn kể chuyện gì mới được? Tối ưu hóa cơ thể của mình, và khiến cho sự xuất hiện của mình thật mạnh mẽ và đồng điệu với lời nói của bản thân.

Tốt nhất là không nên cựa quậy quá nhiều, tay chân cũng không nên khép kín, bắt chéo… Đó là các tư thế thể hiện sự lo âu.

3. Từ ngữ hàm chứa rất nhiều sức mạnh

Thế nên bạn cần phải truyền đạt thật chính xác. Đặc biệt là câu mở đầu, cần phải luyện đi luyện lại cho thật tốt, vì đó là câu đầu tiên rót vào tai người nghe.

Tham khảo:   15 Điều cần chuẩn bị cho 15′ thuyết trình

4. Đừng nghĩ rằng không ai nghe bạn nói

Chúng ta thường có suy nghĩ sai lầm rằng khán giả không hứng thú với những gì chúng ta nói. Nhưng trên thực tế, chất lượng truyền tải thế nào trong bài nói luôn luôn tùy vào người phát biểu.

Bạn nói hay, người ta sẽ lắng nghe bạn. Dù vậy, cũng đừng để khán giả tác động quá trong lúc bạn nói, vì có người đơn giản chỉ là không muốn nghe thôi.

5. Giữ thông điệp của bạn thật đơn giản 

Ít mà chất. Bạn cần phải chắc chắn rằng những gì bạn nói thật quan trọng, phản ánh được con người của bạn và được trình bày từ trái tim.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo