Kỹ năng thuyết trình

3 Chiến Thuật Giúp Cải Thiện Kỹ Năng Thuyết Trình

Nhà văn Mark Twain đã từng nói: “Có 2 dạng người khi diễn thuyết: những người hồi hộp và những người nói dối”. Điều đó có nghĩa rằng, cho dù có dày dạn kinh nghiệm đến mấy, bao giờ cũng có những điều làm cho bạn mất ngủ buổi đêm và nôn nao vào buổi sáng trước buổi thuyết trình, có thể là đối tượng người nghe, chủ đề, thời điểm hay là gì đó khác.

Tôi biết điều đó rất rõ. Là một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp và chuyên gia đào tạo về giao tiếp trong 20 năm, nhưng khi một khách hàng đề nghị một cơ hội hiếm có để nói về dịch vụ khách hàng cho hơn 2000 chuyên gia tài chính, tôi đã buộc miệng: “Ồ, không đâu”, những lời khiến chính bản thân tôi phải ngạc nhiên.

Chủ đề không phù hợp à?. Không phải, tôi có thể nói về dịch vụ khách hàng cả trong lúc ngủ. Đối tượng người nghe không phù hợp?. Cũng không, tôi đã có nhiều kinh nghiệm làm việc với các chuyên gia tài chính. Thời gian gấp ư?. Cũng không phải, tôi có cả 6 tháng để chuẩn bị.

Vậy lý do là gì? Vấn đề là tôi chỉ quen nói chuyện trước vài chục đến vài trăm người nghe, và ý nghĩ đầu tiên về việc nói chuyện trước hàng ngàn người làm tôi bị ngột ngạt. Tôi không thể!

Tất nhiên, cuối cùng thì tôi cũng nhận lời, và nhận được phản hồi rất tuyệt vời về buổi nói chuyện. Và điều quan trọng nhất tôi nhận được từ kinh nghiệm đó là Mark Twain đã đúng: Mọi người đều có điều căng thẳng riêng cho mình khi phải diễn thuyết trước đám đông.

Không quan trọng là bạn diễn thuyết cho 2 hay 2000 người: Khi bị sự hồi hộp tấn công, bạn cần có chiến thuật để thoát ra khỏi và giữ bản thân trên sân khấu tự tin và chuyên nghiệp. Không biết các bạn thế nào, còn đối với bản thân tôi, mẹo “hãy hình dung người nghe không mặc quần áo” không có tác dụng. Hình ảnh một giám đốc không mặc quần áo đứng trước, còn mình đầy đủ trang phục chỉnh tề không làm cho tôi thấy tự tin hơn.

Tham khảo:   Làm chủ giọng nói – bí quyết thành công của những buổi thuyết trình

Trong một bộ phim được đề cử giải Oscar, “Broadcast News”, nhân vật chính là phóng viên bị chứng run rẩy khi đứng trước máy quay đã ước: “Thế giới thật tuyệt vời nếu sự bất an và tuyệt vọng làm cho ta hấp dẫn hơn”. Trong khi chờ đợi thế giới đấy, sau đây là 3 chiến thuật giúp bạn quản lý được sự hồi hộp khi phải đứng trên bục diễn thuyết.

  1. Tập thể thao vào buổi sáng buổi thuyết trình.

Theo Micheal Hopkins, khoa Thần kinh học trường đại học Dartmount: “Hoạt động thể thao giúp cho các tế bào não căng thẳng và như thế sẽ được chuẩn bị tốt hơn để đối chọi với các dạng căng thẳng khác”. Vì vậy thay vì sử dụng buổi sáng trước buổi diễn thuyết ngồi cầu nguyện và run rẩy, hãy tập thể thao trong ít nhất 30 phút, nếu bạn không muốn vào phòng tập, hãy làm gì đấy giúp cho tim đập nhanh hơn và ra mồ hôi, chất serotonin (một dạng hóc môn hạnh phúc) được tạo ra từ quá trình vận động sẽ làm tràn ngập các cảm giác tích cực cho buổi thuyết trình.

  1. Hãy nhớ 3 dòng đầu tiên

Phần khó nhất của buổi diễn thuyết bao giờ cũng là bắt đầu. Thời điểm đó bạn lo lắng về tương lai của buổi thuyết trình trong lúc phải kiểm soát sự hồi hộp hiện tại. Hãy nhớ và lặp lại trong đầu đang bối rối của mình 3 dòng đầu tiên, điều đó sẽ giúp chuyển não từ hoảng loạn sang trạng thái ghi nhớ. Và đừng quên nói thử những dòng đầu tiên thành tiếng vài lần.

Tham khảo:   Đây là cách để có một bài thuyết trình thật "đỉnh", hớp hồn người nghe

Mở đầu bằng câu nói thông dụng “Chào các bạn, cảm ơn các bạn đã đến, tôi cũng rất vui có mặt ở đây hôm nay”, không hiệu quả. Bạn cần phải mở đầu bằng điều mang lại hào hứng cho bản thân, cho người nghe, và cho cả buổi thuyết trình. Hãy chia sẻ một câu chuyện ngắn về bản thân, nhận xét về một chủ đề đang hot, hay là nói một câu trích dẫn độc đáo. Tôi thường bắt đầu bằng câu nói của Mark Twain ở trên.

Bạn lo rằng như vậy sẽ không lịch sự? Hãy để dành lời chào và cảm ơn cho câu tiếp theo, khi bạn đã được khởi động, người nghe cũng đã được gây ấn tượng bằng một sự mở đầu thú vị hơn họ chờ đợi.

  1. Hãy chuẩn bị cho một cuộc đối thoại hơn là một bài độc thoại.

Bạn sẽ chọn phương án nào: độc thoại trước một nhóm người hay là cùng tham gia đối thoại? Bạn sẽ thích chọn phương án sau, và người nghe cũng vậy. Đa số trong chúng ta sẽ chọn được tham gia đối thoại hơn là giữ lại các ý kiến và sự đóng góp của mình cho chủ đề. Hãy tạo ra những cơ hội cho người nghe có thể chia sẻ vai trò trong buổi thuyết trình thay vì cố để nhớ hết và nói nội dung đã chuẩn bị. Hãy diễn thuyết trong khoảng 30 giây đến 1 phút, sau đó hỏi người nghe những câu hỏi khuyến khích trả lời, thăm dò ý kiến, hay xem những đoạn video và tham khảo ý kiến phản hồi.

Tham khảo:   15 Điều cần chuẩn bị cho 15′ thuyết trình

Điều đó sẽ giúp cho người nghe của bạn có cơ hội tham gia và ghi nhớ được tốt hơn, đồng thời giúp bạn có thời gian nghỉ, uống ngụm nước, xem lại các điều ghi chú và chuẩn bị nội dung thuyết trình đến phần đối thoại sau.

 Khóa học KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH của Viện MasterSkills đảm bảo đem đến cho bạn một chất lượng đào tạo hiệu quả nhất.

Tham khảm chi tiết hơn tại : https://masterskills.org/Presentation-skills-training.htm

—————— ** —————–
👉 Học viện Masterskills Vietnam 👈
 Văn phòng: Lầu 9, Tòa nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM
 Thời gian làm việc: Từ 8h30 ~ 17h00 (Từ Thứ hai đến Thứ sáu)
 Học tại Tp.HCM: Tầng 2, Tòa nhà TS Building, Số 17, Đường số 2, Cư xá Đô Thành, P.4, Q.3, Tp.HCM
 Học tại Hà nội: Tầng 7, Trung Tâm TM Vân Hồ, Số 51, Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội
 Tel.(028) 22 194 047
 Email:info@masterskills.org

(Deborah Grayson Riegel – CEO.com)

 

Trả lời

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo