15. Quản Trị Digital Marketing

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm trên thị trường

Trong thực tế hiện nay, hầu hết các sản phẩm đều đang phải cạnh tranh với các sản phẩm tương tự khác trên thị trường, hoặc cạnh tranh với cả các sản phẩm có khả năng thay thế nó. Do đó, khách hàng luôn có nhiều sự lựa chọn. Nếu sản phẩm của bạn không để lại ấn tượng nhất định với đối tượng khách hàng mục tiêu, chắc chắn nó sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Để tồn tại và thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải tìm cách nổi bật sản phẩm, và tạo ra sự khác biệt trong tâm trí khách hàng. Do đó, định vị sản phẩm là chiến lược cần được chú trọng trong marketing và kinh doanh.

Định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm (hay Product Positioning) là một quá trình xác định và xây dựng vị trí sản phẩm trên thị trường, và thiết lập nhận thức về sản phẩm trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Nó không chỉ tạo ra một hình ảnh đơn thuần mà còn thể hiện cách bạn truyền đạt và cách khách hàng nghĩ hay cảm nhận về sản phẩm của bạn. Đây được xem là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị, nhằm tạo ra sự khác biệt và đạt được điểm USP (Unique Selling Point – điểm bán hàng độc nhất), từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh, có được chỗ đứng trên thị trường và đạt được các lợi ích khác.

Định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm là gì?

Quá trình định vị sản phẩm thường bắt đầu từ việc phân tích thị trường và đánh giá vị trí của đối thủ cạnh tranh. Sau đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu và xác định vị trí của sản phẩm họ trên thị trường. Mục tiêu là đáp ứng ít nhất 1 trong 2 yêu cầu:

  • Sản phẩm của bạn sẽ giải quyết vấn đề của khách hàng như thế nào ?
  • Tại sao sản phẩm này là một giải pháp tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh?

Một ví dụ điển hình là thương hiệu Tesla trong lĩnh vực xe điện. Bằng cách định vị sản phẩm là sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, hiệu suất cao và tầm ảnh hưởng tích cực đến môi trường, Tesla đã tạo ra một vị trí độc quyền trong ngành công nghiệp ô tô. Thương hiệu này không chỉ đơn thuần là một nhà sản xuất xe điện, mà là một biểu tượng của sự tiên phong và sự đột phá trong công nghệ xe hơi. Định vị sản phẩm của Tesla đã thu hút không chỉ những người quan tâm đến xe điện mà còn cả những người muốn trải nghiệm công nghệ tiên tiến và bảo vệ môi trường.

Các yếu tố ảnh hưởng đến định vị sản phẩm

Nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến định vị sản phẩm là cần thiết để tận dụng cơ hội thị trường, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, tăng cường sự khác biệt và gia tăng lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất:

Giá cả

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng để làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Giá cả có tác động đến sự lựa chọn của khách hàng và quyết định xem: Liệu sản phẩm của bạn có được coi là hấp dẫn và đáng giá hay không?

Yếu tố giá cả có tác động đến định vị sản phẩm:

Mức độ khách hàng cảm nhận về giá trị sản phẩm: Giá cả của sản phẩm định giá cao hoặc thấp sẽ có tác động đến mức độ khách hàng cảm nhận về giá trị của nó. Nếu:

  • Sản phẩm định giá cao cấp (cao hơn mức trung bình trên thị trường): Khách hàng kỳ vọng cao về sản phẩm này, tin rằng nó sẽ mang lại chất lượng tốt hoặc lợi ích đặc biệt. Mức giá cao thường tạo ra một hiệu ứng tâm lý, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm đó đáng giá tiền và mang lại giá trị cao hơn. Đồng thời, khách hàng cũng có kỳ vọng về dịch vụ khách hàng đi kèm với sản phẩm.
  • Sản phẩm định giá trung bình: Khách hàng kỳ vọng sản phẩm có giá hợp lý và chất lượng tương xứng với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Khách hàng hy vọng sản phẩm này sẽ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hợp lý.
  • Sản phẩm định giá rẻ: Khách hàng không có nhiều kỳ vọng về sản phẩm này và thường tìm kiếm sự tiết kiệm và giá trị tốt nhất. Họ có thể cho rằng sản phẩm này có chất lượng thấp hơn hoặc giá cả không đáng kể. 
Tham khảo:   12 Bước lập kế hoạch tổ chức sự kiện chi tiết

Xem thêm: Các chiến lược định giá phổ biến cho doanh nghiệp

Yếu tố giá cả tác động đến định vị sản phẩm

Yếu tố giá cả tác động đến định vị sản phẩm

Phân khúc đối tượng khách hàng: Giá cả cũng ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng đến. Nếu sản phẩm có giá cả cao, nó có thể thu hút nhóm khách hàng có mức thu nhập cao hơn, họ mong đợi chất lượng và dịch vụ cao cấp. Trong khi, sản phẩm có giá cả thấp hơn thường hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, hoặc nhóm khách hàng tìm kiếm sự tiết kiệm.

Lợi thế cạnh tranh và khác biệt: Việc xác định giá cả sản phẩm cạnh tranh có thể thu hút và duy trì sự quan tâm của khách hàng, đồng thời ngăn chặn sự chuyển đổi của người tiêu dùng sang sử dụng sản phẩm của đối thủ. Sự khác biệt càng cao thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tăng theo. Do đó, nếu sản phẩm của bạn không mang lại giá trị độc đáo đủ để chứng minh rằng giá cả cao hơn là phù hợp, khách hàng có thể không sử dụng sản phẩm của bạn. Một ví dụ điển hình là thương hiệu Apple. Mặc dù giá cả sản phẩm Apple có thể cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường nhưng khách hàng vẫn sẵn sàng trả giá cao hơn bởi giá trị độc đáo mà Apple mang lại, bao gồm thiết kế tinh tế, tính năng ưu việt, hệ sinh thái liên kết và bảo mật cao,…

Vị trí thị trường: Giá cả có thể giúp xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường. Sản phẩm có giá cả cao hơn có thể được định vị là dòng sản phẩm cao cấp hoặc sang trọng, trong khi sản phẩm có giá cả thấp hơn có thể được định vị là dòng sản phẩm giá rẻ hoặc tiết kiệm. 

Ngoài ra, các yếu tố xoay quanh sản phẩm tác động cùng với giá cả bao gồm: chất lượng, giá trị và lợi ích, tính độc đáo, tiện lợi, mức độ tin cậy,…

Phân khúc khách hàng

Yếu tố phân khúc khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc định vị sản phẩm. Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những nhu cầu, mong đợi và ưu tiên riêng. Do đó, khi hiểu rõ từng phân khúc khách hàng, các doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm phù hợp với từng nhu cầu và mong đợi. Từ đó, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào các chiến lược tiếp thị hiệu quả, tăng khả năng nhận diện thương hiệu và giữ chân khách hàng tương tác với doanh nghiệp lâu hơn.

Hơn nữa, việc định vị sản phẩm theo từng phân khúc khách hàng còn giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Yếu tố phân khúc khách hàng trong định vị sản phẩm

Yếu tố phân khúc khách hàng trong định vị sản phẩm

Bối cảnh thị trường

Bối cảnh thị trường bao gồm địa lý, văn hóa, xu hướng tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh,.. có tác động đến việc định vị sản phẩm. Bối cảnh này tạo ra một môi trường tác động bên ngoài, nơi sản phẩm có thể được tiếp cận với khách hàng.

Tham khảo:   Những công cụ trong Google Webmastertools mà bạn nên sử dụng

Vị trí địa lý, nơi đặt hoặc phân phối sản phẩm cũng có tác động đến định vị sản phẩm. Ví dụ: đối với các thương hiệu được định vị là sản phẩm cao cấp như Gucci, Channel,… thông thường sẽ được đặt ở các trung tâm thương mại lớn. 

Văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ưa thích của người tiêu dùng đối với một thương hiệu. Khi một thương hiệu điều chỉnh sản phẩm của mình để phù hợp với văn hóa của một quốc gia, người tiêu dùng sẽ có cảm tình nhiều hơn thương hiệu đó và định vị sản phẩm cũng được cải thiện.

Xu hướng tiêu dùng trong thị trường cũng quan trọng trong việc định vị sản phẩm. Những thay đổi trong thói quen mua sắm, sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng sẽ yêu cầu sản phẩm phải phù hợp và đáp ứng những yêu cầu mới. Vì thế, khi nắm bắt xu hướng tiêu dùng, bạn có thể giúp sản phẩm tạo ra giá trị đối với người dùng và thu hút được sự quan tâm của họ.

Đối thủ cạnh tranh trong thị trường cũng ảnh hưởng đến việc định vị sản phẩm. Các đối thủ cung cấp những sản phẩm tương tự hoặc có khả năng thay thế có thể tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp. Sản phẩm cần phải có sự khác biệt độc đáo và giá trị đáng chú ý để đối phó với đối thủ cạnh tranh và tạo ra sự ưu việt trong tâm trí khách hàng.

Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc định vị sản phẩm. Sự liên kết giữa sản phẩm và thương hiệu không chỉ tạo ra giá trị cho sản phẩm, mà còn gợi lên cảm giác đặc biệt trong lòng khách hàng. Khi sản phẩm được gắn với một thương hiệu đáng tin cậy, uy tín và có giá trị, nó tạo ra một ấn tượng tích cực và sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Khách hàng có xu hướng cảm thấy yên tâm hơn khi mua sản phẩm từ một thương hiệu mà họ tin tưởng và biết rằng nó đáng giá.

Ví dụ, trong ngành công nghiệp ô tô, một người quan tâm đến an toàn có thể lựa chọn Volvo vì thương hiệu này đã định vị họ là nhà sản xuất những chiếc xe an toàn với độ bền cao.

Thương hiệu có tác động đến định vị sản phẩm

Thương hiệu có tác động đến định vị sản phẩm

Đôi khi, danh tiếng của một thương hiệu mới là yếu tố quan trọng tạo nên sức hút của sản phẩm. Ví dụ, thương hiệu đồng hồ Rolex đã trở thành biểu tượng của thành công và địa vị xã hội, đặc biệt hấp dẫn đối với những người đàn ông trẻ tuổi, thành đạt và quyền lực. Nhờ danh tiếng này, khi ai đó nhìn thấy một chiếc đồng hồ Rolex, họ tự động liên tưởng đến sự thành công và đẳng cấp, và từ đó tạo nên một cảm giác đặc biệt, chiếm một vị trí độc đáo, cảm giác mong muốn được sở hữu chiếc đồng hồ này.

Các chiến lược định vị sản phẩm

Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh, loại sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn chiến lược định vị sản phẩm phù hợp, chẳng hạn:

Chiến lược định vị Mоrе fоr mоrе

Đây là chiến lược phù hợp khi sản phẩm có điểm độc đáo và giá trị cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm được định vị là cao cấp, sản phẩm tốt hơn về cả chất lượng, tính năng, dịch vụ hoặc trải nghiệm của khách hàng và phải tương xứng với mức giá cao. Khách hàng sẵn sàng trả một số tiền cao hơn để nhận được những lợi ích đặc biệt mà sản phẩm mang lại.

Tham khảo:   Chatbots là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng chatbot?

Các thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng chiến lược này bao gồm: Apple, Mercedes-Benz, Louis Vuitton,…

Chiến lược Mоrе fоr thе sаme

Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp những lợi ích và tính năng đặc biệt, độc đáo mà khách hàng không tìm thấy ở các sản phẩm cùng mức giá. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra những sáng kiến ​​​​động lực, thiết kế độc đáo, tính năng đặc biệt hoặc dịch vụ khách hàng tốt hơn. Mục tiêu là thu hút khách hàng bằng cách mang đến sự khác biệt và đánh giá tốt hơn so với đối thủ.

Các thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng chiến lược này bao gồm: Google, Uniqlo, Zara,..

Chiến lược Mоrе fоr lеss

Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp giá trị cao hơn với giá thấp hơn so với đối thủ. Sản phẩm được định vị là tiết kiệm và cung cấp các tính năng cũng như lợi ích tốt hơn so với giá trị mà khách hàng phải trả. Cách áp dụng chiến lược này là tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng hiệu suất hoặc sử dụng các công nghệ tiên tiến để giảm giá thành sản phẩm. 

Các thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng chiến lược này bao gồm:  Walmart, Amazon,…

Chiến lược Lеss fоr much lеss

Đây là chiến lược tập trung vào việc cung cấp giá trị cơ bản với giá thấp hơn so với đối thủ. Sản phẩm được định vị là giá rẻ, tập trung vào các yếu tố cơ bản và loại bỏ các tính năng không cần thiết để giảm giá thành.

Các thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng chiến lược này bao gồm: Ryanair, Dollar General, EasyJet,…

Cuối cùng, định vị sản phẩm không chỉ đơn thuần là việc tạo ra một hình ảnh hay chiếm một vị trí nào đó trong lòng khách hàng, mà còn là việc thiết lập một điểm đặc biệt hay giá trị độc quyền của thương hiệu. Định vị sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin, sự tin cậy và tương tác với khách hàng, từ đó tạo nên sự khác biệt và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo