22. Quản trị kinh doanh

Đóng gói sản phẩm dịch vụ là gì? Sự cần thiết trong lĩnh vực ngân hàng

Hình minh họa.

Đóng gói sản phẩm dịch vụ

Khái niệm

Đóng gói sản phẩm dịch vụ giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng khả năng bán chéo và là một phương pháp tốt để tăng doanh số của các sản phẩm có ít khách hàng. Đây không phải là một khái niệm mới đối với tất cả các công ty. Mặc dù có thể có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng về cơ bản, đóng góp sản phẩm là bán hai hay nhiều sản phẩm dịch vụ như một gói duy nhất, thường là với giá ưu đãi hơn cho khách hàng.

Đặc điểm

Đóng gói sản phẩm dịch vụ thường được xem là phương tiện thích hợp để cạnh tranh, thu hút khách hàng mới, bán chéo sản phẩm và giữ chân những khách hàng hiện có – những người ngày càng hiểu biết và yêu cầu cao. 

Việc đóng gói sản phẩm dịch vụ có thể và thường được thiết kế để đem lại lợi ích cho cả người mua và người bán. Người bán có thể bán được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn còn người mua được giảm giá hoặc nhận thêm lợi ích. 

Tuy nhiên, việc đóng gói sản phẩm dịch vụ không có nghĩa là người mua phải mua đồng thời nhiều sản phẩm dịch vụ trong một giao dịch duy nhất. Thay vào đó, khi tiến hành giao dịch, người mua hiểu về gói sản phẩm dịch vụ và tự nguyện đồng ý với các điều kiện gắn với nó. 

Đóng gói sản phẩm dịch vụ là một chiến lược thông minh và đang trở nên ngày càng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng. Hiểu một cách đơn giản, đóng gói sản phẩm dịch vụ trong ngành ngân hàng nghĩa là ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ trong một gói chung.

Tham khảo:   Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy) là gì? Ý nghĩa và phân loại

Sự cần thiết của việc đóng gói sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng

Giữ chân khách hàng: việc thuyết phục khách hàng dùng nhiều sản phẩm dịch vụ hơn chính là một bước đi quan trọng để duy trì khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới. Những khách hàng chỉ dùng một sản phẩm chính lầ đối tượng lôi kéo tiềm năng của các đối thủ cạnh tranh.

Khả năng đem lại lợi nhuận cho mỗi khách hàng: Điều này được đo bằng lợi nhuận ngân hàng thu được từ các dịch vụ khách hàng sử dụng so với số tiền mà ngân hàng bỏ ra để phục vụ khách hàng đó. Những khách hàng có nhiều mối quan hệ giao dịch với ngân hàng thường đem lại nhiều lợi nhuận hơn. 

Đối phó tình trạng lợi nhuận biên giảm sút: Do lợi nhuận biên có thể chịu sức ép giảm sút do nền kinh tế trì trệ, các ngân hàng cần mở rộng sản phẩm dịch vụ để duy trì khả năng sinh lời. Các gói sản phẩm dịch vụ vừa đem lại giá trị cao hơn cho khách hàng vừa giúp ngân hàng tăng thu nhập nhờ việc tăng doanh thu, tăng phí dịch vụ và có thêm nguồn vốn,…

Nguồn thu nhập bổ sung: Bằng cách đóng gói các sản phẩm, dịch vụ (kể cả những thứ do bạn hàng cung cấp), các ngân hàng có thể gia tăng lợi ích cho khách hàng và kiếm thêm thu nhập từ phí dịch vụ thu của khách hay thu từ đối tác kinh doanh. Trong một số thị trường, nguồn thu nhập bổ sung đó có thể là động lực chính của đóng gói sản phẩm. 

Tham khảo:   Lí thuyết về người lãnh đạo vĩ đại (The Great Man Theory of Leadership) là gì? Hạn chế

Các ngân hàng trở thành “cửa hàng một cửa”: việc cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ không còn là một lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc của thị trường hôm nay. Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống, việc đóng gói các sản phẩm dịch vụ có thể hấp dẫn khách hahngf hơn là bán riêng lẻ từng thứ.

Phân biệt sản phẩm dịch vụ để tăng sức cạnh tranh: tuy thị trường tài chính ngân hàng ngày càng được tự do hóa nhưng xét trên góc độ sản phẩm dịch vụ thì dù ít, dù nhiều, các sản phẩm trong một thị trường khá tương đồng do quá dễ bị bắt chước. Khả năng đóng gói sản phẩm mở ra một hướng đi mới cho các ngân hàng để áp dụng chính sách giá, tăng mức cạnh tranh.

(Theo Quản trị dịch vụ – Lý thuyết và các tình huống thực hành ứng dụng của các công ty Việt Nam, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo