Giá kì hạn
Khái niệm
Giá kì hạn hay còn gọi là giá giao sau, giá thỏa thuận ngày hôm nay trong tiếng Anh là Forward Price.
Giá kì hạn là giá giao hàng đã xác định trước cho một loại hàng hóa, tiền tệ hoặc tài sản tài chính cơ sở theo thỏa thuận của người mua và người bán hợp đồng kì hạn, được thanh toán vào một ngày định trước trong tương lai.
Tại thời điểm ban đầu của hợp đồng kì hạn, giá trị của hợp đồng kì hạn sẽ bằng 0, tuy nhiên giá tài sản cơ sở thay đổi trong suốt thời hạn hợp đồng sẽ khiến cho giá hợp đồng kì hạn có giá trị dương hoặc âm.
Đặc điểm Giá kì hạn
Giá kì hạn được xác định dựa trên giá giao ngay hiện tại của tài sản cơ sở, cộng với tất cả các chi phí tồn đọng (Carrying cost) như lãi suất, chi phí lưu kho, tiền lãi quá khứ và các chi phí khác như chi phí cơ hội.
Mặc dù hợp đồng kì hạn không có giá trị nội tại ở thời điểm ban đầu, theo thời gian hợp đồng có thể tăng hoặc mất giá trị. Sự bù đắp của các vị thế trong hợp đồng kì hạn giống như một trò chơi có tổng bằng không (Zero-Sum Game).
Ví dụ nếu một nhà đầu tư có một vị thế mua trong thỏa thuận hợp đồng kì hạn thịt heo và một nhà đầu tư khác có vị thế bán, thì mức lợi nhuận nào có được từ vị thế mua sẽ bằng mức tổn thất mà nhà đầu tư thứ hai phải chịu từ vị thế bán.
Do ban đầu giá trị của hợp đồng bằng 0, cả bên mua và bên bán đều bình đẳng khi bắt đầu hợp đồng.
Công thức tính Giá kì hạn
Khi tài sản cơ sở trong một hợp đồng kì hạn không trả cổ tức, giá kì hạn có thể được tính bằng công thức sau:
F = S * e(r*t)
Trong đó:
– F là giá kì hạn của hợp đồng
– S là giá giao ngay hiện tại của tài sản cơ sở
– e là hằng số xấp xỉ bằng 2.7183
– R là lãi suất phi rủi ro áp dụng cho vòng đời của hợp đồng kì hạn
– T là ngày chuyển giao tài sản tính theo năm
Giả sử chứng khoán A hiện đang giao dịch ở mức 100$ mỗi cổ phiếu. Nhà đầu tư B muốn mua một hợp đồng kì hạn sẽ hết hạn sau một năm. Lãi suất phi rủi ro hàng năm hiện nay là 6%. Sử dụng công thức trên, giá kì hạn sẽ được tính như sau:
F = 100$ × e(0,06 × 1) = 106,18$.
Nếu có chi phí tồn đọng thì công thức trở thành:
F = S × e(r + q) × t
Trong đó, q là chi phí tồn đọng.
Nếu tài sản cơ sở có trả cổ tức trong suốt thời hạn hợp đồng, thì công thức cho giá kì hạn là:
F = (S − D) × e(r × t)
Trong đó, D là tổng giá trị hiện tại của mỗi cổ tức, được tính bằng cách chiết khấu các cổ tức đã được trả về năm hiện tại.
Sử dụng lại ví dụ trên, giả sử rằng chứng khoán A trả cổ tức 0,5$ 3 tháng một lần. Đầu tiên cần xác định giá trị hiện tại của mỗi cổ tức rồi tính tổng của các khoản cổ tức, ta có là 1.927$.
Lấy giá trị này đưa vào công thức tính giá kì hạn được điều chỉnh theo cổ tức:
F = (100$ − 1.927$) * e(0.06×1) = 104.14$.
(Theo Investopedia)