23. Chứng khoán

Tỷ giá giao ngay (Spot Rate) là gì? Đặc điểm và ví dụ

Hình minh họa. Nguồn: Dailyfx.com

Tỷ giá giao ngay

Khái nim

Tỷ giá giao ngay trong tiếng Anh là Spot Rate, Benchmark Rate, Straightforward Rate Outright Rate.

Tỷ giá giao ngay là giá báo để thực hiện thanh toán một giao dịch hàng hóa, chứng khoán hoặc tiền tệ ngay lập tức. 

Tỷ giá giao ngay là giá trị thị trường hiện tại của một tài sản tại thời điểm báo giá. 

Giá trị thị trường hiện tại dựa trên số tiền người mua sẵn sàng trả và số tiền người bán sẵn sàng chấp nhận bán, thường phụ thuộc vào sự kết hợp các yếu tố giá trị: giá trị thị trường hiện tại và giá trị thị trường dự kiến trong tương lai. 

Hay nói đơn giản hơn, tỷ giá giao ngay cho biết lượng cung và cầu về một tài sản trên thị trường. Do đó, tỷ giá giao ngay thay đổi liên tục và có thể dao động trong phạm vi lớn nếu các sự kiện hoặc có tin tức quan trọng xảy ra trên thị trường. 

Đặc điểm tỷ giá giao ngay 

Trong giao dịch tiền tệ, tỷ giá giao ngay chịu ảnh hưởng của nhu cầu giao dịch bằng ngoại tệ của các cá nhân và doanh nghiệp và các nhà giao dịch ngoại hối.     

Ngoài các giao dịch tiền tệ, các giao dịch hàng hóa và tài sản như dầu thô, xăng, propan, bông, vàng, đồng, cà phê, lúa mì, gỗ và trái phiếu cũng sử dụng tỷ giá giao ngay. 

Tham khảo:   Định chuẩn lệnh là gì? Danh mục các lệnh

Tỷ giá giao ngay hàng hóa cũng dựa trên cung và cầu đối với các mặt hàng này, mặt khác lãi suất giao ngay trái phiếu dựa trên lãi suất trái phiếu không trả lãi. 

Quyết toán giao ngay, hay việc hoàn thành chuyển giao tài sản của giao dịch giao ngay, thường được thực hiện sau một hoặc hai ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.

Ngày giao dịch giao ngay là ngày việc quyết toán được thực hiện. Dù tình hình thị trường giữa ngày bắt đầu giao dịch và ngày thực hiện quyết toán thay đổi như thế nào giao dịch vẫn được thực hiện theo tỷ giá giao ngay đã thỏa thuận trước.

Nhà giao dịch có thể tính toán được tỷ giá giao ngay nếu họ biết giá tương lai, lãi suất phi rủi ro và thời gian đáo hạn.

Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kì hạn 

Tỷ giá giao ngay được sử dụng để xác định tỷ giá kì hạn (forward rate) – hay giá của giao dịch tài chính trong tương lai – vì giá trị tương lai dự kiến của hàng hóa, chứng khoán hoặc tiền tệ dựa trên giá trị hiện tại, tỉ lệ phi rủi ro và thời gian đáo hạn hợp đồng. 

Các nguồn trực tuyến như Bloomberg, Morningstar và Thomson Reuters là nơi cập nhật các thông tin tỷ giá giao ngay cho các nhà giao dịch tham khảo.

Ví dụ về tỷ giá giao ngay 

Giả sử vào tháng 8, một nhà bán buôn trái cây cần giao chuối cho khách hàng trong vòng 2 ngày, người này cần phải trả giá giao ngay cho người cung cấp chuối và giao chuối cho khách hàng của mình trong thời hạn 2 ngày. Trong trường hợp này, hợp đồng giao ngay là lựa chọn tốt hơn. 

Tham khảo:   Trái phiếu chuyển đổi dự phòng (Contingent Convertible - CoCo) là gì? Đặc điểm

Tuy nhiên, nếu nhà bán buôn cần dự trữ chuối vào tháng 12 vì tin rằng chuối sẽ đắt hơn do nhu cầu cao hơn và tổng cung thấp hơn vào cuối năm, người này không thể mua với giá giao ngay cho mặt hàng chuối vì nguy cơ hư hỏng của nó rất cao. 

Trường hợp này do mặt hàng chuối không cần thiết đối với nhà bán buôn trái cây cho đến tháng 12, hợp đồng kì hạn sẽ phù hợp hơn.   

Ví dụ đơn giản trên chỉ việc giao dịch để chuyển giao một mặt hàng, loại giao dịch này rất phổ biến trong thị trường hợp đồng tương lai và hợp đồng thông thường có tỷ giá giao ngay tại thời điểm kí kết. 

Nếu các nhà giao dịch muốn loại bỏ quá trình chuyển giao tài sản, họ có thể giao dịch các quyền chọn và các công cụ tài chính khác để có vị thế tỷ giá giao ngay của một hàng hóa hoặc một cặp tiền tệ.   

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo