28. Quản Trị Marketing

Giá trị tiêu dùng là gì?

Giá trị tiêu dùng là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: mwcpa)

Giá trị tiêu dùng

Khái niệm

Giá trị tiêu dùng của một sản phẩm là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng của nó trong việc cống hiến những lợi ích để thoả mãn nhu cầu của họ. 

Ngay đối với cùng một sản phẩm, những người tiêu dùng trong cùng một quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau cũng có thể đánh giá cho nó một giá trị tiêu dùng khác nhau. Sản phẩm nào được nhiều người đánh giá giá trị tiêu dùng cao hơn thì cơ hội thị trường đối với sản phẩm đó sẽ lớn hơn. 

Cùng một hàng hoá có thể đối với nhóm khách hàng này, vùng thị trường này, quốc gia này được đánh giá giá trị tiêu dùng thấp, nhưng đối với nhóm khách hàng khác, vùng thị trường khác, quốc gia khác, được đánh giá giá trị tiêu dùng cao hơn. 

Đó là do chuẩn mực dùng để đánh giá giá trị tiêu dùng, hoàn cảnh kinh tế và nhiều yếu tố khác nữa chi phối.

Do đó, trong thực tiễn thực hành marketing cũng không loại trừ tình huống tìm thị trường cho hàng hoá, mà ở đó khách hàng đánh giá cho nó một giá trị tiêu dùng phù hợp hoặc một giá trị tiêu dùng cao hơn. 

Tham khảo:   AdSense là gì? Cách hoạt động và những lợi ích

Nhất là trong bối cảnh kinh tế suy thoái, thị trường bị thu hẹp và biến dạng liên tục. 

Việc tìm cho những hàng hoá do doanh nghiệp đã sản xuất ra một thị trường được khách hàng đánh giá giá trị tiêu dùng phù hợp trên cơ sở giữ nguyên hoặc có sự thay đổi một vài đặc tính nào đó của hàng hoá đó (thậm chí cả việc giảm bớt những yếu tố/đặc tính không thiết yếu để có mức chi phí thấp hơn) là một trong những lối thoát ra khỏi suy thoái.

Cần lưu ý rằng giá trị tiêu dùng của một sản phẩm và giá trị theo nghĩa chi phí để tạo ra nó có quan hệ mật thiết với nhau nhưng đó là hai phạm trù khác nhau. Giá trị tiêu dùng là lợi ích, công dụng, giải pháp… do tiêu dùng sản phẩm mang lại, còn chi phí để tạo ra nó là tất cả những hao tổn do nhà kinh doanh chi ra.

Việc đánh giá giá trị tiêu dùng đối với các hàng hoá là suy nghĩ đầu tiên của người tiêu dùng hướng đến với hàng hoá. 

Để tiến dần tới quyết định mua hàng, khách hàng còn phải quan tâm tới các chi phí để biến những lợi ích tiềm năng của nó trờ thành hiện thực, thậm chí cả những chi phí có thể phát sinh trong suốt quá trình vận hành, tồn tại của hàng hoá đó.

Tham khảo:   Chiến lược nép góc thị trường (Corner Market Strategy) là gì? Đặc điểm

(Tài liệu tham khảo: Marketing căn bản, GS.TS. Trần Minh Đạo, , NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo