24. Kinh doanh thương mại

Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) là gì? Vận chuyển hàng nguy hiểm

Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) (Nguồn: nosalogistics)

Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods)

Hàng hóa nguy hiểm – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Dangerous Goods.

Hàng hóa nguy hiểm là những loại hàng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ có thể phát sinh những sự cố như ăn mòn, ngộ độc, bùng cháy, bùng nổ, phóng xạ… gây thiệt hại lớn đến tính mạng con người, huỷ hoại hàng hoá, làm hư hỏng phương tiện, công trình thì gọi là hàng hóa nguy hiểm, phóng xạ. (Theo The Shipping Channel)

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, chủ hàng và người vận chuyển phải cùng nhau giải quyết thủ tục theo đúng “qui định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm” do Bộ giao thông vận tải ban hành.

Các yêu cầu khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường thuỷ:

1. Cảng khởi hành sau khi nhận giấy vận chuyển trong vòng 10 ngày phải duyệt và thông báo cho chủ hàng biết. Khi đã nhận vận chuyển thì phải thông báo thời gian và địa điểm xếp hàng cho chủ hàng biết và sau khi đã thoả thuận hợp đồng vận chuyển thì phải ưu tiên vận chuyển trước.

Tham khảo:   Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp này

Nếu hàng hóa nguy hiểm phải qua cảng chuyển tải thì phải xin ý kiến của cảng chuyển tải.

2. Khi xếp hàng xuống tàu phải xếp theo đúng sơ đồ xếp hàng đã lập. Cảng khởi hành phải báo chính xác thời gian chủ hàng phải đưa hàng tới cảng, chậm nhất là trước 24 giờ khi chủ hàng đưa hàng tới cảng. Khi hàng tới cảng, công an cùng ban kiểm tra của cảng vụ tiến hành kiểm tra và chứng minh hàng hoá với nội dung bao gồm:

a) Tên hàng kê trong đơn vận chuyển;

b) Nhãn hiệu bao bì;

c) Khối lượng, chất lượng và qui cách bao bì; 

d) Đối với hàng chưa có danh mục thì phải tiến hành kiểm định thuật, nhân viên làm công việc này phải có đủ phòng hộ lao động.

Sau khi kiểm tra xong, hàng phải được xếp ngay xuống tàu. Không được tập trung quá nhiều trên cầu tàu, những loại nguy hiểm lớn không quá 8 giờ, còn lại không quá 24 giờ.

3. Sau khi xếp hàng xuống tàu xong, phải điện báo ngay cho cảng mà tàu sẽ chở hàng tới biết. Khi nhận được tin hàng sẽ tới cảng, cảng này phải báo ngay cho người nhận hàng để chuẩn bị nhận hàng. Khi hàng đã tới cảng thì cảng phải yêu cầu người nhận hàng dỡ hàng ngay. 

Tham khảo:   Hiệp hội doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam (Business Association Vietnam veterans - BAV) là gì?

4. Khi xếp hay dỡ các loại hàng hóa nguy hiểm cấp 1 phải tiến hành ở nơi xa khu đông dân cư, khu công nghiệp, trường học. Nếu loại này có khối lượng quá ít hoặc là những loại ít nguy hiểm thì phải tiến hành xếp hay dỡ ở nơi xa của tàu lương thực, thực phẩm. 

5. Hàng rất độc không được sang mạn ở vũng tàu, đặc biệt là ở các cảng sông. (Theo Giáo trình Thương vụ Vận tải, NXB Giao thông Vận tải)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo