24. Kinh doanh thương mại

Hệ thống OCS (Organisations Classification System) là gì?

Hệ thống OCS (Organisations Classification System) (Nguồn: VNTLAS)

Hệ thống OCS (Organisations Classification System)

Hệ thống OCS – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Organisations Classification System.

Hệ thống OCS hay còn được gọi là Hệ thống phân loại tổ chức là một cấu phần không thể tách rời của phương pháp xác minh dựa trên rủi ro của VNTLAS. Đây là hệ thống đánh giá mức độ rủi ro của tất cả Tổ chức trong VNTLAS về việc tuân thủ các yêu cầu của VNTLAS nhằm thực hiện các biện pháp xác minh phù hợp hiệu quả và kịp thời.

Bên cạnh đó, hệ thống OCS còn đánh giá việc tuân thủ pháp luật của Tổ chức theo bằng chứng tĩnh và bằng chứng động như được mô tả trong LD; giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khuyến khích Tổ chức tuân thủ pháp luật.

Hệ thống OCS được áp dụng đối với tất cả Tổ chức trong chuỗi cung ứng của VNTLAS. (Theo EU FLEGT)

Nội dung của hệ thống OCS

Tiêu chí phân loại và nhóm rủi ro

– Tuân thủ các bằng chứng động về kiểm soát chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo rằng chỉ có gỗ hợp pháp đi vào chuỗi cung ứng;

– Đáp ứng các yêu cầu về kê khai và báo cáo kiểm soát chuỗi cung ứng;

– Tuân thủ các bằng chứng tĩnh;

– Tình trạng vi phạm.

Dựa vào các tiêu chí trên, Tổ chức được chia thành 02 nhóm rủi ro sau: 

– Nhóm 1 (Tuân thủ): Các Tổ chức đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên; 

Tham khảo:   Rain check trong bán lẻ là gì? Công dụng của rain check

– Nhóm 2 (Không tuân thủ): Các Tổ chức chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên hoặc các Tổ chức mới thành lập.

Tổ chức thực hiện việc phân loại

OCS được vận hành một cách liên tục thông qua cơ chế tự đánh giá của Tổ chức, được thẩm định và xác minh bởi Chi cục Kiểm lâm tỉnh hoặc chủ thể khác được Chính phủ ủy quyền.

Chính phủ Việt Nam sẽ ban hành văn bản qui phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện VNTLAS, bao gồm cả nội dung về OCS. Các qui định, tiêu chí, trình tự, thủ tục, tần suất, phương pháp và trách nhiệm của các bên liên quan sẽ được xây dựng cụ thể trong hướng dẫn thực hiện VNTLAS.

Trách nhiệm của các bên liên quan trong hệ thống OCS

Trách nhiệm của Tổ chức

Tất cả Tổ chức trong chuỗi cung ứng có trách nhiệm đăng vào hệ thống OCS và thực hiện tự đánh giá theo qui định, Bản đánh giá của Tổ chức được nộp cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh hoặc chủ thể khác được Chính phủ ủy quyền để thẩm định.

Trách nhiệm của Cơ quan Chính phủ

Chính phủ Việt Nam giao Cục Kiểm lâm và Chi cục Kiểm lâm tỉnh chịu trách nhiệm chính về phân loại Tổ chức và xác minh dựa trên rủi ro.

1. Cục Kiểm lâm có trách nhiệm: 

– Chuẩn bị các hướng dẫn thực hiện phân loại Tổ chức dựa trên qui định của chính phủ; 

– Thiết lập và quản cơ sở dữ liệu trung tâm về Hệ thống OCS

Tham khảo:   Rủi ro khước từ phục vụ (DoS-denial of service) là gì?

– Quản cơ sở dữ liệu trung tâm về vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; 

– Quyết định nhóm rủi ro của Tổ chức dựa trên kết quả thẩm định và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh hoặc chủ thể khác được Chính phủ ủy quyền; 

– Công bố công khai và cập nhật nhóm rủi ro của Tổ chức trên website của Cục Kiểm lâm.

2. Cơ quan Kiểm lâm tỉnh hoặc chủ thể khác được Chính phủ ủy quyền có trách nhiệm: 

– Tiếp nhận và thẩm định Bản đánh giá của các tổ chức đăng vào hệ thống OCS

– Thẩm định lại tình trạng phân loại của Tổ chức;

– Giám sát việc tuân thủ của Tổ chức dựa trên tiêu chí phân loại, kịp thời phát hiện sự không tuân thủ dựa trên hồ sơ và kiểm tra thực tế để đề xuất với Cục Kiểm lâm chuyển hạng Tổ chức từ nhóm 1 xuống nhóm 2;

– Liên hệ với các sở, ban, ngành và chủ thể xác minh khác để xác minh tình trạng tuân thủ của Tổ chức; 

– Báo cáo Cục Kiểm lâm kết quả thẩm định để Cục Kiểm lâm phê duyệt và công bố; 

– Báo cáo Cục Kiểm lâm về bất trường hợp không tuân thủ của Tổ chức trong các đánh giá. Báo cáo này sẽ được Cục Kiểm lâm quản và duy trì trong cơ sở dữ liệu về Hệ thống OCS. (Theo VPA-FLEGT, VCCI)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo