20. Kinh tế học

Hiệp định đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaties – BITs) là gì? Nội dung

Hình minh họa (Nguồn: vietnamplus.vn)

Hiệp định đầu tư song phương

Hiệp định đầu tư song phương trong tiếng Anh là Bilateral Investment Treaties, viết tắt là BITs.

Hiệp định đầu tư song phương là thỏa thuận được kí kết giữa hai quốc gia, nước đầu tư và nước nhận đầu tư, nhằm khuyến khích, xúc tiến và bảo hộ đầu tư trên lãnh thổ của nhau. 

Những ưu đãi điển hình trong đầu tư song phương liên quan đến lĩnh vực ưu tiên đầu tư, cấp giấy phép và thành lập, đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, bồi thường, bảo hiểm đầu tư… 

Nội dung của Hiệp định đầu tư song phương

Hiệp định đầu tư song phương bao gồm những nội dung cơ bản (UNCTAD, 2005) sau đây:

+ Xác định đối tượng đầu tư là các tài sản hữu hình và vô hình đang tồn tại hoặc có thể tạo ra trong tương lai.

+ Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế

+ Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc không phân biệt đối xử (NT, MFN).

+ Việc qui định chế độ “đối xử công bằng và  thỏa đáng” thường được xác định bởi các chuẩn mực cụ thể hơn, như cấm áp dụng các biện pháp tùy tiện hoặc phân biệt đối xử hoặc qui định trách nhiệm tuân thủ các cam kết đối với đầu tư.

Tham khảo:   Hiệu quả kinh tế của giải pháp thiết kế là gì? Phân loại và một số vấn đề về phương pháp so sánh

+ Khi có nhiều các hiệp định, chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài thì sẽ ưu tiên áp dụng những điều khoản có lợi nhất cho nhà đầu tư.

+ Không tịch thu, quốc hữu hóa tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài. 

Qui định quyền của nước tiếp nhận đầu tư được quốc hữu hóa hoặc trưng thu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài, với điều kiện việc quốc hữu hóa hoặc trưng thu vì lợi ích công cộng, không phân biệt đối xử, theo thủ tục hợp lệ và phải được bồi thường.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chuyển vốn, tài sản hợp pháp của mình về nước. Đảm bảo quyền của nhà đầu tư nước ngoài được chuyển tiền ra nước ngoài. 

Tuy nhiên, ngoại lệ được áp dụng trong các giai đoạn mà dự trữ ngoại tệ của nước tiếp nhận đầu tư ở mức thấp.

+ Giải quyết tranh chấp phát sinh phù hợp với pháp luật của hai nước. Qui định về giải quyết tranh chấp liên quan đến FDI, bao gồm các tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các tư nhân khác, giữa các quốc gia tiếp nhận đầu tư với các quốc gia khác, giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Tham khảo:   Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Economic Restructuring) là gì?

Như vậy nội dung chính của Hiệp định đầu tư song phương là tập trung trước hết vào vấn đề bảo hộ đầu tư, chống lại các hành động tước đoạt quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo quyền chuyển tiền ra nước ngoài và qui định các cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến FDI. 

Hiệp định đầu tư song phương cũng đề cập đến tự do hóa đầu tư, cụ thể là chế độ không phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Đầu tư quốc tế, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo