20. Kinh tế học

Hoạt động thuê mua (Leasing) là gì? Vai trò của hoạt động thuê mua

Hình minh họa (Nguồn: vietnamfinance.vn)

Hoạt động thuê mua

Khái niệm

Hoạt động thuê mua trong tiếng Anh là Leasing.

Hoạt động thuê mua là một bộ phận của thị trường vốn, giải quyết mối quan hệ cung – cầu vốn, trong đó người cung ứng vốn đóng vai trò là người cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê (người cần vốn) và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê.

Người cần vốn sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Thời hạn này phải chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản, tổng số tiền người thuê phải trả cho người cho thuê phải bằng hoặc lớn hơn giá thị trường của tài sản cho thuê vào thời điểm kí hợp đồng. 

Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê có quyền chọn mua tài sản thuê với giá thấp hơn giá trị tài sản thuê tại thời điểm mua lại.

Trong một giao dịch thuê mua có hai chủ thể chính liên quan đó là người thuê (the lessee) và người cho thuê (the lessor). Trong đó người thuê là người sử dụng tài sản người cho thuê chuyển giao. Còn người cho thuê là chủ sở hữu pháp lí của tài sản sử dụng làm đối tượng cho thuê trong thỏa thuận thuê tài sản. 

Ngoài ra, còn có thể có sự tham gia của một số chủ thể khác như: nhà chế tạo, người cung ứng, người cho vay, cơ quan quản lí nhà nước.

Tham khảo:   Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình (Relief from Royalty Method - RRM) là gì?

Vai trò của hoạt động thuê mua

Đối với người thuê:

• Hoạt động thuê mua được coi là một phương thức tài trợ vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Đây có thể coi là hình thức tín dụng nhưng có đặc điểm đặc biệt đó là tín dụng bằng tài sản chứ không phải tín dụng bằng tiền, có ưu thế nhất định cho các nhà đầu tư là không bị hạn chế bởi năng lực tài sản thế chấp;

• Hoạt động thuê mua không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các hệ số kinh doanh của doanh nghiệp đi thuê;

• Có thể giúp doanh nghiệp đi thuê không bị đọng vốn trong tài sản cố định;

• Thông qua nghiệp vụ bán và tái thuê, các doanh nghiệp có thể chuyển nguồn tài sản cố định thành nguồn tài sản lưu động hay chuyển dịch vốn đầu tư cho các dự án kinh doanh khác có hiệu quả cao hơn trong khi vẫn duy trì được hoạt động đầu tư hiện hành vì tài sản vẫn tiếp tục được huy động sử dụng;

• Thuê mua có mức độ rủi ro thấp hơn, các thủ tục và điều kiện tài trợ đơn giản hơn so với các phương thức tài trợ vốn khác, rút ngắn thời gian triển khai đầu tư đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh;

Tham khảo:   Giả định người tiêu dùng muốn tối đa hóa độ thỏa dụng (Utility maximization model) là gì?

• Cho phép người thuê hiện đại hóa sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới;

• Ngoài ra còn có một lợi ích nữa từ hoạt động thuê mua đối với người thuê là khoản tiết kiệm từ thuế;

Đối với người cho thuê: 

• Người cho thuê không sợ người thuê sử dụng sai mục đích;

• Hạn chế được rủi ro lạm phát;

• Có mức độ an toàn cao do quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc người cho thuê nên họ có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản;

• Giúp người cho thuê linh hoạt trong đầu tư và kinh doanh;

Hạn chế của hoạt động thuê mua

• Chi phí tài trợ thường cao hơn mức lãi suất cho vay của cá hình thức tài trợ vốn khác trên thị trường vốn;

• Trong suốt giai đoạn cho thuê, dù người thuê có trả gần đủ số tiền thuê nhưng họ vẫn chưa được quyền sử dụng tài sản vào mục đích khác.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường vốn, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo