22. Quản trị kinh doanh

Hội nhập kinh tế (Economic integration) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Hội nhập kinh tế

Khái niệm

Hội nhập kinh tế trong tiếng Anh là Economic integration

Hiểu theo định nghĩa đơn giản nhất, hội nhập kinh tế là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. 

Hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho các nước thuộc khu vực chiếm đóng. Theo khái niệm này, hội nhập kinh tế được hiểu ở nghĩa khái quát nhất, rộng nhất. 

Bela Balassa (thập niên 60 thế kỉ 20) cho rằng “hội nhập kinh tế là việc gắn kết các nền kinh tế lại với nhau mang tính thiết chế”. Theo khái niệm này, hội nhập kinh tế được hiểu một cách chặt chẽ hơn. 

Như thế, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế thế giới; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thiết chế kinh tế khu vực và toàn cầu. 

Theo khái niệm mà Investopedia đưa ra, hội nhập kinh tế là một sự dàn xếp giữa các quốc gia thường bao gồm việc giảm hoặc xóa bỏ các rào cản thương mại và sự phối hợp của các chính sách tài chính và tiền tệ.

Tham khảo:   Biểu đồ hộp (Box Plot) là gì? Đặc trưng và ví dụ

Hội nhập kinh tế đôi khi còn được gọi là hội nhập khu vực vì nó thường xảy ra giữa các nước láng giềng với nhau. 

Hội nhập kinh tế nhằm giảm chi phí cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất, thúc đẩy giao dịch thương mại giữa các quốc gia tham gia thỏa thuận.

Các cấp độ hội nhập kinh tế

Khi các nền kinh tế khu vực đồng ý hội nhập, các rào cản thương mại giảm xuống và sự hợp tác kinh tế và chính trị tăng lên. Xét theo cấp độ, hội nhập kinh tế thường được chia thành sáu cấp độ là:

– Khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi

– Khu vực/hiệp định thương mại tự do

– Liên minh thuế quan

– Thị trường chung

– Liên minh kinh tế tiền tệ

– Hội nhập toàn diện

Tuy nhiên trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn.

Hội nhập kinh tế có thể thông qua các mối quan hệ song phương – tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực – tức là giữa một nhóm các nền kinh tế cùng khu vực, hoặc đa phương – tức là có qui mô toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang hướng tới. 

Tham khảo:   Chính sách phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của Nhà nước là gì?

Ưu điểm của hội nhập kinh tế

Những lợi ích của hội nhập kinh tế rơi vào ba loại: lợi ích thương mại, cơ hội việc làm và hợp tác chính trị. 

– Hội nhập kinh tế thường dẫn đến giảm chi phí thương mại, cải thiện tính sẵn có của hàng hóa và dịch vụ; các lựa chọn rộng mở hơn và đạt được hiệu quả dẫn đến sức mua lớn hơn.

– Cơ hội việc làm có xu hướng cải thiện vì tự do hóa thương mại dẫn đến mở rộng thị trường, chia sẻ công nghệ và đầu tư xuyên biên giới. 

– Hợp tác chính trị giữa các quốc gia cũng có thể được cải thiện vì mối ràng buộc  kinh tế mạnh mẽ hơn, điều này mang lại động lực để giải quyết xung đột một cách hòa bình và dẫn đến sự ổn định cao hơn.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân; Investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo