20. Kinh tế học

Kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa (Policy-mix) là gì? Các cách kết hợp

Hình minh hoạ (Nguồn: wallstreetmojo)

Kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa

Khái niệm

Kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa trong tiếng Anh có thể gọi là Policy-mix.

Chính sách kết hợp giữa chính sách tiền tệ và tài khoá trong tiếng Anh được gọi là Combined monetary and fiscal policy.

Kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa là việc chính phủ sử dụng kết hợp hai chính sách tiền tệ và tài khoá để đạt được đa mục tiêu.

Thông thường, chính phủ muốn đạt được đa mục tiêu trong khi một chính sách lại chỉ có thể đạt được một hoặc một vài mục tiêu trong số đó. 

Các cách kết hợp

Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét các kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa có thể cũng như các mục tiêu mà nó hướng tới.

– Chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ mở rộng

Trong một số giai đoạn, chính phủ có thể buộc phải tăng chi tiêu cho một mục tiêu xã hội nào đó, hoặc phải cắt giảm thuế thu nhập cá nhân cho một nhóm nào đó, hoặc chính phủ cũng có thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để kích thích tổng chi tiêu và sản lượng của nền kinh tế nhằm ngăn chặn suy thoái. 

Tuy nhiên, hệ quả của chính sách này sẽ là sự gia tăng của lãi suất, và do vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới đầu tư khu vực tư nhân. Một số nhà kinh tế chỉ trích chính sách này bởi nó có thể cản trở tăng trưởng trong dài hạn do đầu tư giảm sút.

Tham khảo:   Yếu tố kinh tế vĩ mô (Macroeconomic Factor) là gì? Yếu tố kinh tế vĩ mô trong kinh tế học

Để loại bỏ tác động không mong muốn này, chính phủ cần phải sử dụng kết hợp đồng thời chính sách tiền tệ mở rộng nhằm hạ lãi suất về mức ban đầu. Trong trường hợp này, tổng chi tiêu và sản lượng sẽ tăng lên.

– Chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ thắt chặt

Cũng tương tự như trên, đôi khi chính phủ đứng trước tình huống buộc phải tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế, và điều này sẽ làm tăng tổng chi tiêu. Hệ quả trong dài hạn sẽ là tình trạng lạm phát. 

Để ngăn chặn tình trạng lạm phát xảy ra, chính phủ sẽ sử dụng kết hợp chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đẩy lãi suất lên cao và giảm bớt chi tiêu của khu vực tư nhân, và cụ thể là đầu tư và tiêu dùng. 

Chính sách này có thể ngăn chặn lạm phát, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng xấu tới đầu tư khu vực tư nhân cũng như gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách.

– Chính sách tài khóa thắt chặt và tiền tệ mở rộng

Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách nặng, chính phủ có thể buộc phải cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm cân bằng lại ngân sách hoặc thậm chí là thặng dư ngân sách để có thể trả lại các khoản nợ công của chính phủ. 

Tham khảo:   Xác suất thực nghiệm (Empirical Probability) là gì? Ưu điểm và nhược điểm

Tuy nhiên, hệ quả của chính sách này là nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái.

Để ngăn chặn suy thoái, chính phủ sẽ sử dụng kết hợp chính sách tiền tệ mở rộng nhằm đẩy lãi suất xuống thấp hơn nữa, qua đó kích thích chi tiêu dùng và đầu tư của khu vực tư nhân và duy trì sản lượng, việc làm của nền kinh tế.

Kết hợp chính sách này cũng có thể được dùng khi chính phủ muốn kích thích đầu tư khu vực tư nhân trong khi không muốn tăng tổng chi tiêu do sợ nguy cơ gây ra lạm phát cao.

– Chính sách tài khóa thắt chặt và tiền tệ thắt chặt                                         

Đây là kết hợp chính sách thường được sử dụng khi nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng và áp lực lạm phát lớn. Chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm sản lượng giảm và lãi suất giảm trong khi chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng lãi suất và giảm sản lượng. 

Kết hợp đồng thời cả hai chính sách sẽ làm giảm mạnh tổng chi tiêu, trong đó tập trung vào việc giảm chi tiêu của khu vực công, còn chi tiêu khu vực tư nhân vẫn sẽ tương đối ổn định do lãi suất ít thay đổi.

(Tài liệu tham khảo: Tiền tệ và chính sách tiền tệ, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo