09. Quản Trị & Lãnh Đạo, Kỹ năng Giao việc & Tổ chức công việc, Kỹ năng tạo động lực làm việc, Kỹ năng Trao quyền & Tạo ảnh hưởng, Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Khoảng cách thế hệ trong công việc

Chỉ trong vòng vài năm tới, sinh viên trẻ vừa tốt nghiệp đại học sẽ bắt đầu xuất hiện trong lực lượng nhân sự của bạn, đây cũng đồng thời là những thành viên thuộc thế hệ Z. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta sẽ tập hợp cùng lúc năm thế hệ khác nhau trong cùng một doanh nghiệp. Khoảng cách giữa thế hệ, kinh nghiệm, kỹ năng, thói quen sử dụng công nghệ, v.v… phần nào khiến cho bức tranh nhân sự ngày càng thêm phức tạp.

Thách thức trong quản lý nhân viên đa thế hệ

Khác biệt thế hệ nơi công sở

Những thành viên thuộc thế hệ Z đời đầu đang bắt đầu ứng tuyển cho các doanh nghiệp. Vậy những thế hệ còn lại là ai? Họ chính là Thế hệ Im lặng (The Traditionalists/ the Silent Generation), Baby Boomers, Thế hệ X và Thế hệ Y (Millennials).

Việc hội tụ cả năm thế hệ trong cùng một doanh nghiệp sẽ khiến không ít người tò mò nhưng một điều chắc chắn rằng, có thể lãnh đạo hiệu quả mọi nhân viên, thuộc mọi thế hệ, sẽ đem đến cho bạn những cơ hội độc đáo cũng như những thách thức nhất định.

Khác biệt thế hệ là một vấn đề nổi trội hiện nay. Không quan tâm đủ hay công nhận và giải quyết thích hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức và tăng nguy cơ nhân viên nghỉ việc.

Thách thức quản lý nhân tài đa thế hệ

Năm 2016, Fairsail (thuộc SagePeople), một doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp quản lý nhân sự, đã thực hiện một nghiên cứu trên 250 chuyên gia về lĩnh vực nhân sự, thuộc mọi cấp bậc, và đến từ Mỹ và Anh Quốc. Nghiên cứu đã cho thấy Baby Boomers và Millennials là hai thế hệ khó quản lý nhất.

Một điều thú vị là cả hai gần như thuộc hai cực đối lập nhau về tuổi tác. Nếu như Baby Boomers mong muốn có một công việc ổn định, có thể dự đoán trước thì Millennial lại thích sự linh hoạt trong cách làm việc, thời gian cũng như nơi làm. Chính sự khác biệt đó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp triển khai các mô hình tuyển dụng và quản lý nhân tài mới nhằm đáp ứng với thế hệ các nhân viên trẻ đang gia tăng không ngừng về số lượng.

Tham khảo:   Giám đốc kinh doanh là gì? Vai trò nhiệm vụ và mô tả công việc

Thách thức trong quản lý nhân viên đa thế hệ

Nguồn: Fairsail 2016

Có đến 52.8% người tham gia nghiên cứu của Fairsail đồng ý rằng doanh nghiệp cần gia tăng mức độ hiển thị nếu mong muốn khỏa lấp khoảng cách về thế hệ.

Chúng ta thường cho rằng chính công nghệ là nguyên nhân gây chia rẽ nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, với một hệ thống công nghệ thích hợp sẽ không những giúp bạn cải thiện khả năng cộng tác giữa các nhân viên mà còn đảm bảo thông tin lưu truyền không bị gián đoạn, theo thời gian thực, tiện dụng trong môi trường kỹ thuật số hiện nay.

Đã có không ít thủ tục hành chính đã được cải thiện và tự động hóa nhờ những đột phá mới trong công nghệ như các công cụ phân tích dữ liệu nhằm phát hiện xu hướng mới, hoặc các công cụ truyền thông nhằm nâng cao hợp tác, giao tiếp giữa các phòng ban.

Các thử thách đáng chú ý khác khi quản lý nhân tài đa thế hệ

Tuyển dụng đúng người (29.6%) sở hữu những kỹ năng, chuyên môn mà doanh nghiệp đang cần, cũng như họ có thể hòa nhập nhanh chóng với văn hóa hiện tại của doanh nghiệp.

Những công cụ giao tiếp hiện tại của doanh nghiệp có thể rất tiện dụng đối với một nhóm nhân viên nhưng có lẽ lại không thích hợp với nhóm khác. Doanh nghiệp cũng cần mọi nhân viên thấu hiểu quy định của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy tạo điều kiện để nhân viên bạn được học hỏi, giải thích chi tiết những lựa chọn và lợi ích có được quyền đó, nếu có thắc mắc, ai là người họ cần liên lạc, v.v…

Tham khảo:   10 Doanh nhân thế giới thành công vĩ đại đương thời

Kế hoạch phát triển cá nhân (16.4%) và lãnh đạo (9.6%) phù hợp. Mỗi nhân viên sẽ có một cách suy nghĩ khác nhau, cũng chính vì vậy mà họ sẽ quan tâm đến những giá trị khác nhau. Các thế hệ Y và Z trẻ thường thích nhảy việc nếu họ cảm thấy có cơ hội được phát triển và đào tạo nâng cao ở một công ty khác. Trong khi đó, thế hệ X và Baby Boomers thường trung thành với một doanh nghiệp.

Nhằm tối ưu hóa mức độ hài lòng của nhân viên bạn, hãy tạo điều kiện cho các thế hệ được học hỏi lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng và kiến thức dễ áp dụng. Điều này vừa giúp giữ chân những nhân tài trẻ, giúp họ gắn kết với doanh nghiệp, vừa là cơ hội để bạn tuyên dương những thành viên “lão làng”.

Chuẩn hóa cách giao tiếp (15.6%) vì mỗi thế hệ có một cách nói khác nhau cũng như có một cách thức liên lạc của riêng họ. Chính điều này sẽ gây cản trở cho bạn truyền tải thông tin. Baby Boomers là tuýp người truyền thống, vì vậy họ đã quen với cách lãnh đạo kiểu ra lệnh, độc đoán. Họ sẽ thích những ý kiến phản hồi mang tính xây dựng về đạo đức nghề nghiệp cũng như những cống hiến của họ. Thế hệ X, Y và Z thường thích được phản hồi thường xuyên và ngay lập tức, do đó, họ sẽ phản ứng khác tiêu cực với cách lãnh đạo độc đoán.

Ngoài những thử thách trên, doanh nghiệp cũng cần có một hoạch định kế nhiệm chi tiếp nhằm giải quyết những trường hợp những nhân viên cốt lõi rời khỏi doanh nghiệp. Hoạch định kế nhiệm còn giúp bạn chú tâm đến lực lượng nhân tài hiện có, đồng thời thúc đẩy bạn nuôi dưỡng những nhà lãnh đạo tương lai này từ những ngày đầu gia nhập.

Tham khảo:   3 YẾU TỐ ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH ĐỂ CÓ NHỮNG Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐỘT PHÁ

Thấu hiểu nhân viên hiện tại của bạn thuộc thế hệ nào, cách họ giao tiếp, những giá trị mà họ quan tâm cũng như những nguồn lực giúp thúc đẩy họ sẽ giúp bạn phát triển tối đa khả năng của mọi người. Quản lý hiệu quả lực lượng nhân viên đa thế hệ không những giúp bạn tránh những xung đột không cần thiết mà còn giúp gia tăng đạo đức và năng suất cho doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo