25. Kế toán - Kiểm toán

Kiểm kê (Inventory) là gì? Qui trình thực hiện

Hình minh hoạ (Nguồn: multichannelmerchant)

Kiểm kê

Khái niệm

Kiểm kê trong tiếng Anh được gọi là inventory.

Kiểm kê là một trong những phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ.

Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ là phương pháp mà trong đó kiểm toán viên chưa có cơ sở dữ liệu và phải dùng các phương pháp thích hợp để tạo bằng chứng kiểm toán.

Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản trong kho và trong két nhằm cung cấp các bằng chứng về sự tồn tại, tình trạng tài sản, số lượng và cũng có thể là giá trị của tài sản.

Kiểm kê tài sản không chỉ tạo điều kiện cho kiểm toán viên kiểm tra thực tế tài sản mà còn giúp quan sát được hoạt động của những thủ tục kiểm soát trong quá trình kiểm kê và từ đó kiểm toán viên sẽ thu thập được các bằng chứng kiểm toán về tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Phương pháp kiểm kê là phương pháp kiểm tra đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh và kiểm kê luôn gắn liền với ngoại kiểm. 

Tham khảo:   Hệ thống chi phí backflush (Backflush Costing) là gì? Đặc điểm

Song để phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả kiểm kê, công tác kiểm kê cần được tổ chức chặt chẽ và phù hợp với qui trình chung của kiểm toán. 

Qui trình thực hiện

Công tác kiểm kê có thể thực hiện định kì, đột xuất hay thường xuyên và phải được thực hiện theo qui trình chung sau:

– Chuẩn bị kiểm kê

Đây là khâu đầu và có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả kiểm kê. Trong khâu này cần xác định rõ mục tiêu, xác định qui mô kiểm kê, thời gian kiểm kê, phân bổ nhân lực, chuẩn bị các thiết bị đo lường phù hợp và chính xác cũng như các yêu cầu cần thiết khác.

– Thực hiện kiểm kê

Kiểm kê phải tiến hành theo trình tự, kế hoạch đã xác định và phải ghi chép đầy đủ trên các phiếu kiểm kê, lập bảng kê cho từng loại tài sản, tiền, vật tư hay hàng hóa. Các bảng kê sẽ trở thành các chứng từ kiểm toán để hình thành nên kết luận kiểm toán.

– Kết thúc kiểm kê

Phải lập biên bản kiểm kê trong đó ghi rõ mục tiêu, nội dung, trình tự tiến hành, các chênh lệch đã được phát hiện và kiến nghị về cách xử lí các chênh lệch.

Tham khảo:   Nguyên tắc giá gốc (Cost principle) là gì?

Hạn chế của phương pháp: Không chỉ rõ được ai là chủ sở hữu tài sản và không đưa ra được thực trạng kĩ thuật và chất lượng của tài sản.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo