06. Quản Trị Nhân Sự

Kỹ năng quan sát là gì? Cách rèn luyện kỹ năng quan sát

Chúng ta sử dụng kỹ năng quan sát của mình trong vô số tình huống mỗi ngày. Bất kể khi đang nghe, ngửi, chạm, nếm hay nhìn thấy thứ gì đó, chúng ta thu được những thông tin giá trị về thế giới xung quanh, đó gọi là quan sát.

Quan sát là gì?

Quan sát là hành động theo dõi hoặc xem xét một sự vụ, hiện tượng hoặc sự thay đổi để thu thập thông tin hoặc hiểu rõ hơn về nó. Quan sát có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác và khứu giác để quan sát và ghi nhận các sự kiện, hành vi, biểu hiện và các yếu tố khác trong môi trường xung quanh. Quan sát cũng có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm khoa học, nghiên cứu, giáo dục và cuộc sống hàng ngày để thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh chúng ta.

Kỹ năng quan sát là gì?

Kỹ năng quan sát là khả năng nhìn nhận, phân tích sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh để có kết luận chính xác về một vấn đề, tình huống nào đó. Đây là một kỹ năng quan trọng và cần thiết trong nhiều ngành nghề và cuộc sống hằng ngày của con người.

Khác với việc chỉ đơn thuần nhìn hay thấy, quan sát là hành động tập trung vào mục đích nhất định với chủ ý rõ ràng. Bên cạnh thị giác và tính cách của mỗi người, khả năng quan sát có thể được rèn luyện và cải thiện theo thời gian.

Ví dụ

Trong đời sống hằng ngày

Nếu một người nói nhiều trở nên im lặng và thu mình lại, hãy dùng kỹ năng quan sát kết luận dựa trên sự tương phản đột ngột này. Người đó có thể đang mệt mỏi hoặc bị phân tâm bởi một số vấn đề khác. Quan sát sự thay đổi này, chúng ta có thể biết cách để hành xử đúng ý hơn, hoặc là tạo cho họ không gian riêng tư, hoặc là ân cần hỏi han, động viên.

Ngành y tế

Kỹ năng quan sát giúp bác sĩ dễ dàng nhận biết được các triệu chứng của bệnh nhân, quan sát các vết thương, dấu hiệu bệnh lý, chỉ số sinh lý,… nhằm đưa ra chẩn đoán và quyết định chính xác về phương thức điều trị.

Ngành giáo dục

Giáo viên có kỹ năng quan sát tốt sẽ dễ dàng nhận ra được tiềm năng hoặc vấn đề mà học sinh, sinh viên đang gặp phải. Từ đó họ có thể đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp, đồng thời giải quyết kịp thời các vấn đề khác.

Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát đóng vai trò quan trọng và là một phần không thể thiếu trong hành vi hằng ngày của con người. Tầm quan trọng và cần thiết của kỹ năng này bao gồm:

  1. Phát hiện vấn đề
  2. Đưa ra quyết định chính xác hơn
  3. Phát triển sự sáng tạo
  4. Cải thiện kỹ năng giao tiếp
  5. Xây dựng mối quan hệ
  6. Thích ứng với sự thay đổi

Phát hiện vấn đề

Khi quan sát vấn đề, đối tượng một cách tỉ mỉ, chúng ta dễ dàng phát hiện được lỗ hổng hay các chi tiết nhỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhờ vậy có thể chủ động đưa ra giải pháp để giải quyết, tránh những tình huống không mong muốn xảy ra.

Đưa ra quyết định chính xác hơn

Kỹ năng quan sát tốt giúp chúng ta thu thập thông tin một cách chi tiết, điều này nhằm hiểu rõ hơn về tình huống và vấn đề mà chúng ta đang đối mặt, góp phần đưa ra quyết định giải pháp một cách chính xác hơn.

Phát triển sự sáng tạo

Kỹ năng quan sát cẩn thận một tình huống cho phép chúng ta phát hiện ra các cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết vấn đề hoặc thúc đẩy sự phát triển. Đồng thời, nó cũng giúp chúng ta nhạy cảm hơn với các sự kiện diễn ra xung quanh, từ đó có thể đánh giá và ứng phó kịp thời với các tình huống.

Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng quan sát đồng thời cũng góp phần cải thiện kỹ năng giao tiếp. Chẳng hạn như trong công việc, khi quan sát đặc điểm, tính cách, sở thích của đồng nghiệp, chúng ta dễ dàng biết cách tiếp cận, trò chuyện giao lưu tốt hơn với họ.

Xây dựng mối quan hệ

Kỹ năng quan sát giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ tốt hơn. Nhờ khả năng thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người khác thông qua việc quan sát, chúng ta có thể tương tác và giao tiếp hiệu quả hơn.

Tham khảo:   HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ CHUYÊN NGHIỆP

Thích ứng với sự thay đổi

Kỹ năng quan sát giúp mỗi người dễ dàng nhận biết xu hướng, sự thay đổi trong môi trường xung quanh. Điều này cho phép chúng ta cập nhật, điều chỉnh hành vi cũng như cải thiện kỹ năng để thích ứng với sự thay đổi đó.

Vai trò của kỹ năng quan sát trong công việc

  1. Tăng hiệu suất
  2. Nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ
  3. Giải quyết vấn đề linh hoạt
  4. Cơ hội thăng tiến

Tăng hiệu suất

Trong công việc, kỹ năng quan sát đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện năng suất làm việc, bằng cách:

  • Tìm ra, phân tích và xử lý vấn đề linh hoạt, hiệu quả
  • Tăng cường khả năng tập trung, tối ưu hóa quá trình làm việc
  • Phát hiện được các sai sót trong quá trình triển khai công việc, nhờ đó có thể ứng phó và sửa chữa kịp thời
  • Tiếp nhận thông tin cần thiết nhằm giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời có thể giải quyết các xung đột trong công việc.

Nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ

Kỹ năng quan sát đóng góp vào quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Phát hiện, sửa chữa sai sót trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng
  • Nắm rõ nhu cầu khách hàng, thị trường theo thời gian, từ đó giúp phát triển sản phẩm/ dịch vụ, phù hợp với thị hiếu của thị trường.
  • Đánh giá sự hài lòng hay thái độ của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ. Nhờ đó có thể đưa ra những cải tiến cần thiết để nâng cao chất lượng.
  • Tạo ra môi trường làm việc nhiều đồng lực, khuyến khích đội ngũ nhân viên cùng nhau nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, hướng về mục tiêu chung của tổ chức.

Giải quyết vấn đề linh hoạt

Kỹ năng quan sát cũng giúp mỗi cá nhân nhìn nhận vấn đề và linh hoạt ứng phó với những vấn đề khẩn cấp, bao gồm:

  • Phát hiện ra nguyên nhân của vấn đề thông qua các dấu hiệu, tình huống, cảm nhận trong quá trình triển khai công việc, nhờ đó có thể ngăn chặn hoặc xử lý sớm.
  • Nắm rõ tình hình và các yếu tố liên quan, nhờ đó có thể đưa ra giải pháp phù hợp để khắc phục vấn đề.
  • Đánh giá và tìm ra điểm yếu trong quá trình giải quyết vấn đề công việc. Từ đó giúp đưa ra các phương án hợp lý để rèn luyện, cải thiện, tăng hiệu suất và nâng cao chất lượng công việc.

Cơ hội thăng tiến

Khả năng quan sát giúp nhân viên trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc giải quyết vấn đề, khủng hoảng của doanh nghiệp. Điều này giúp họ được cấp trên đánh giá cao. Có thể thấy, kỹ năng quan sát tốt góp phần rất lớn vào việc tạo ra các cơ hội thăng tiến cho mỗi cá nhân.

Vai trò của kỹ năng quan sát trong công việc

Một số yếu tố thể hiện kỹ năng quan sát tốt

  1. Kỹ năng quan sát trong giao tiếp
  2. Tư duy phản biện
  3. Trí tuệ cảm xúc
  4. Chú ý đến các chi tiết nhỏ

Kỹ năng quan sát trong giao tiếp

Một trong những khía cạnh quan trọng của giao tiếp hiệu quả là khả năng lắng nghe. Khi sở hữu kỹ năng này, chúng ta có thể tập trung vào đối phương, quan sát cách họ nói và hiểu thông điệp họ muốn truyền tải, đồng thời phản hồi một cách phù hợp, chu đáo.

Hãy chú ý đến những giao tiếp không lời của đối phương, ví dụ như biểu cảm nét mặt, giọng nói, cử chỉ,… Để biết cách hành xử hợp lý và khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng. Bên cạnh đó, khi có kỹ năng quan sát tốt, chúng ta có thể đảm bảo giao tiếp một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Tư duy phản biện

Khi có khả năng quan sát tốt, chúng ta dễ dàng thu thập thông tin một cách tỉ mỉ, phân tích các khía cạnh khác nhau của vấn đề và đưa ra những kết luận có cơ sở.

Kỹ năng quan sát giúp tập trung vào các chi tiết và thông tin quan trọng, trong khi tư duy phản biện giúp đánh giá, phân tích và đưa ra những kết luận có cơ sở từ những thông tin đó. Do đó, kỹ năng quan sát tốt có ảnh hưởng đáng kể tới tư duy phản biện của mỗi người.

Tham khảo:   Biểu đồ xương cá là gì? Mục đích, phân loại và cách triển khai

Trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc là khả năng đánh giá, điều chỉnh cảm xúc cũng như thấu hiểu và đồng cảm với cảm xúc người khác. Khả năng này giúp kết nối với những mối quan hệ ý nghĩa và cũng là công cụ giúp quan sát hiệu quả. Thông qua việc xác định được trạng thái cảm xúc của người khác, chúng ta có thể biết cách phản ứng, hành xử với họ sao cho phù hợp.

Chú ý đến các chi tiết nhỏ

Chú ý đến các chi tiết nhỏ là khả năng tiếp cận và hoàn thành nhiệm vụ một cách kỹ lưỡng, chính xác. Kỹ năng này góp một phần quan trọng đến việc tăng năng suất và giúp quan sát hiệu quả hơn, thông qua việc để ý đến các chi tiết nhỏ, chúng ta có thể phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn hoặc thông điệp toàn diện của một đối tượng nào đó.

Cách rèn luyện kỹ năng quan sát 

  1. Phân tích
  2. Cởi mở
  3. Kết hợp đa giác quan
  4. Chú ý đến các chi tiết nhỏ
  5. Sống chậm lại
  6. Tập trung
  7. Không phán xét chủ quan

Phân tích

Để rèn luyện kỹ năng quan sát hiệu quả, việc phân tích, đánh giá thông tin một cách chính xác để hiểu rõ hơn về vấn đề hoặc tình huống đang xảy ra là rất cần thiết.

Khi phân tích, hãy cố gắng tập trung vào các chi tiết nhỏ, tìm hiểu về các yếu tố có liên quan đến nhau, đồng thời tìm ra những thông tin quan trọng để có thể hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại.

Cởi mở

Hãy cởi mở trước khi quan sát, có nghĩa là luôn có niềm tin rằng còn nhiều điều mà chúng ta có thể học hỏi và tiếp thu từ thế giới xung quanh. Khi quan sát với thái độ cởi mở, chúng ta có thể đạt được những kết quả tích cực hơn.

Kết hợp đa giác quan

Hãy sử dụng nhiều giác quan hơn là đôi mắt khi tiến hành quan sát, chẳng hạn như tai, mũi, trái tim hay những ngón tay để chạm vào, điều này giúp chúng có cảm nhận sâu sắc hơn vào từng chi tiết và đưa ra những suy luận phù hợp về tình huống, vấn đề đó.

Chú ý đến các chi tiết nhỏ

Các chi tiết lớn thì dễ phát hiện và dễ quan sát, nhưng khi chú ý đến các chi tiết nhỏ sẽ giúp chúng ta cải thiện kỹ năng quan sát tốt hơn. 

Một ví dụ đơn giản là khi quan sát một bức tranh, các chi tiết nhỏ như màu sắc, ánh sáng, đường nét và kích thước có thể mang lại nhiều thông tin về bức tranh đó. Nếu chỉ tập trung vào những chi tiết lớn và bỏ qua những chi tiết nhỏ, chúng ta sẽ bỏ qua nhiều thông tin quan trọng và không thể hiểu được thông điệp đầy đủ của bức tranh.

Khi trở nên thành thạo hơn trong việc quan sát các chi tiết nhỏ, chúng ta sẽ có thể hiểu rõ hơn và đưa ra những suy luận chính xác hơn về các tình huống hoặc đối tượng đang quan sát.

Sống chậm lại

Sẽ rất khó để quan sát chi tiết mọi thứ nếu chúng ta luôn trong tình trạng vội vàng, gấp gáp. Kỹ năng quan sát muốn được rèn luyện tốt đòi hỏi chúng ta phải có thời gian để nhìn, phân tích và cảm nhận.

Do đó, hãy cố gắng tập thói quen sống chậm lại, điều này không có ý nghĩa là cố gắng làm mọi thứ chậm rãi, kéo dài. Mà là cố gắng tập trung vào từng hành động một cách cẩn thận, từ tốn.

Tập trung

Kỹ năng quan sát chỉ được rèn luyện tốt ở ở trong thời điểm mà chúng ta không bị phân tâm bởi bất kỳ điều gì khác ở bên ngoài. Hãy cố gắng tập trung khi quan sát để có được những thông tin chi tiết, đầy đủ và cần thiết.

Theo thời gian, kỹ năng quan sát bằng cách tập trung đúng cách sẽ giúp chúng ta trở thành một người quan sát có kỹ năng nhạy bén, nhanh nhẹn.

Không phán xét chủ quan

Kỹ năng quan sát đòi hỏi mỗi cá nhân phải tập trung vào thực tế, quan tâm đến các thông tin, dữ kiện có cơ sở và không bị ảnh hưởng bởi những quan điểm, cảm xúc hoặc suy nghĩ cá nhân.

Tham khảo:   Tóm tắt 7 Thói Quen Hiệu Quả của Stephen R. Covey

Đánh giá, phán xét một cách chủ quan thể hiện sự không chuyên nghiệp khi giải quyết vấn đề, đồng thời dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm, đặc biệt là người làm trong các lĩnh vực y tế, xây dựng,…

4 Bài tập kỹ năng quan sát cần rèn luyện

  1. Quan sát ánh mắt
  2. Quan sát nét mặt
  3. Quan sát cách thở
  4. Quan sát cử chỉ cơ thể

1. Quan sát ánh mắt

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chúng ta bị thu hút bởi đôi mắt từ khi còn bé. Trẻ sơ sinh thường cố gắng nhìn vào ánh mắt của người lớn thay vì những chuyển động khác. Do đó có thể nói, đôi mắt là gia vị của một cuộc giao tiếp.

Tuy nhiên, để thực sự thấu hiểu và nhanh chóng nhận ra tâm trạng của đối phương, chúng ta cần kết hợp với kỹ năng quan sát. Mỗi người có một thông điệp gửi gắm qua ánh mắt là khác nhau. Do đó, cần quan sát thật tinh tế, kỹ lưỡng từng chi tiết để hiểu thật sâu sắc đối phương.

2. Quan sát nét mặt

Biểu hiện trên khuôn mặt có lẽ là cảm xúc dễ dàng nhận thấy nhất của đối phương. Chúng ta có thể biết được một người đang hạnh phúc, vui vẻ, buồn bã, lo âu hay khó chịu thông qua nét mặt.

Do đó, rèn luyện kỹ năng quan sát thông qua biểu hiện nét mặt được xem là dễ nhất để biết được tâm trạng đối phương, từ đó để có những cách hành xử phù hợp.

3. Quan sát cách thở

Thỉnh thoảng chúng ta thường biểu hiện tâm trạng của mình qua hơi thở một cách vô thức. Do đó, đây cũng là một yếu tố để rèn luyện kỹ năng quan sát trong việc nhận biết tâm trạng của đối phương. 

Nếu nhịp thở của đối phương tăng lên, đó có thể là do họ đang căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi về một vấn đề nào đó. Nếu nhịp thở có phần nặng nề thì có thể đối phương đang mệt mỏi.

4. Quan sát cử chỉ cơ thể

Cử chỉ, hành động cơ thể là một cách giao tiếp phi ngôn ngữ cần sử dụng kỹ năng quan sát để thấu hiểu. Điều này giúp chúng ta dễ dàng nhận ra được tâm tư tình cảm, suy nghĩ và vấn đề mà đối phương đang gặp phải.

Mỗi người có một tín hiệu trong mỗi cử chỉ cơ thể khác nhau. Vì vậy, một kỹ năng quan sát tốt sẽ giúp chúng ta nhận ra được ý nghĩa cử chỉ đó của đối phương.

Kỹ năng quan sát là một trong những kỹ năng quan trọng cần có và nên được rèn luyện mỗi ngày. Mặc dù có thể mất một thời gian dài để thực hành xuất sắc, nhưng việc nắm bắt kỹ năng quan sát sẽ mang lại nhiều cơ hội, đặc biệt là trong các mục tiêu nghề nghiệp. Đồng thời giúp một người luôn sẵn sàng để ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo