Kỹ năng thuyết phục

Kỹ năng thuyết phục sếp và cấp trên hiệu quả

1 Kỹ năng thuyết phục sếp hiệu quả nhất

Việc thuyết phục một người là một điều không dễ dàng với rất nhiều người. Sếp lại càng là 1 “đối tượng” khó chinh phục. Trong công việc nếu bạn có thể thuyết phục được sếp của mình, mọi việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt khi bạn có những ý tưởng mới, kế hoạch mới nếu bạn không được phê duyệt thì mọi thứ sẽ là công cốc.

Để có thể dễ dàng đưa ra chính kiến và được sếp công nhận, phê duyệt bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng thuyết phục sếp. Vấn đề mấu chốt mà bạn không thể, hoặc khó có thể thuyết phục sếp nằm ở 2 điểm. Đầu tiên đó là bạn không đủ tự tin, nói đúng ra là sợ không giám nói. Vấn đề tiếp theo là bạn chuẩn bị chưa kĩ. Ngoài ra bạn còn thiếu những phương pháp làm hài lòng cấp trên của mình. Vậy bí quyết nằm ở đâu chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nhé

2. Phân tích đối tượng “Sếp”

Trong mọi trường hợp bạn cần phải hiểu rõ đối tượng mà bạn muốn trinh phục là ai. Họ có những gì đặc trưng, điểm mạnh điểm yếu của họ. Đặc biệt là với việc thuyết phục bạn cần phải hiểu rõ về tâm lý, khát vọng, định hướng của sếp. Có như vậy việc thuyết phục của bạn mới trở nên dễ dàng.

 

2.1 Thuyết phục sếp, khách hàng khó tính

Sếp không phải là khách hàng bình thường. Họ thường đưa ra quyết định dựa trên kết quả và con số cụ thể. Rất ít nếu như không muốn nói là người lãnh đạo sẽ không có quyết định cảm tính nào. Vì vậy bạn không thể thuyết phục được sếp nếu như điều bạn muốn trình bày không thực sự thuyết phục

Ý tưởng và kế hoạch đề ra đều là của bạn. Để có thể triển khai được thì bạn cũng cần được sếp thông qua. Vì vậy để thuyết phục sếp, trước khi trình bày kế hoạch, bạn và dội nhóm của mình cần tìm hiểu kĩ càng mọi vấn đề kế hoạch. Lên phương án giải quyết Chi tiết hóa từng vấn đề để sếp có thể nắm được và cảm thấy kế hoạch khả thi.Vì vậy việc đầu tiên mà bạn cần làm đó là phải dự trù được mọi trường hợp có thể phát sinh cũng như lên kế hoạch giải quyết triệt để. Có như vậy sếp của bạn mới có thể dễ dàng chấp nhận.

Tham khảo:   Thuyết Phục là gì? Phương pháp rèn luyện Kỹ Năng Thuyết Phục?

Khi trình bày kế hoạch, bạn cần phải xác định sếp là khách hàng khó tính và là khách hàng không thể bỏ qua. Bằng mọi cách bạn phải trinh phục được vị khách này. Vị khách này của bạn sẽ không cso nhiều thời gian để ngồi nghe bạn kể lể. Bạn cần phải chuẩn bị, ngắn gọn, xúc tích chỉnh chu mọi thứ. Có ý tưởng, phương án thực hiện và hiệu quả dự tính cụ thể cho từng hạng mục.

 

2.2 Thuyết phục sếp phải gắn với lợi ích thực tiễn.

Như đã nói sếp là khách hàng khó tính. Sếp cũng là khách hàng vì vậy bạn cần phải biết được kế hoạch của bạn ngoài tính khả thi thì liệu nó có đáp ứng được nhu cầu của công ty hay không. Liệu sếp bạn có chấp nhậ được nó không. Nhu cầu của sếp và công ty liệu đã đủ lớn để chấp nhận phương án của bạn chưa. Đôi khi có những ý tưởng thực sự tốt nhưng vì chưa phải là định hướng chiến lược của công ty: hoặc công ty chưa đủ nguồn lực thực hiện thì cũng sẽ rất khó thuyết phục được sếp

Như vậy việc kế hoạch của bạn có thuyết phục được sếp hay không, sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc nó có trùng với định hướng phát triển của công ty hay không. Có thể bạn thấy nó rất tốt nhưng với sếp bạn đây chưa phải là lúc. Hãy hiểu rõ việc mình làm kế hoạch đó để làm gì. Đặt vị trí của mình vào sếp. Liệu rằng những gì mình trình bày có là những điều sếp cần không. Từ đó bạn sẽ biết được rằng liệ kế hoạch của mình có thuyết phục sếp dược không.

Tham khảo:   Thuyết phục người khác trong 10 giây

3. Kỹ năng thuyết phục sếp.

Khi đã có ý tưởng và kế hoạch một cách cụ thể rõ ràng điều tiếp theo bạn cần làm đó là rèn luyện kỹ năng thuyết phục sếp thật tốt.

3.1 Xác định tâm lý.

  • Bạn là người trình bày, và sếp là người quyết định. Vì vậy việc bạn có thể thuyết phục được sếp hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bạn cần phải xác định trước tâm lý chấp nhận thất bại và không quá đặt nặng vấn đề này đến mức gây căng thẳng.
  • Có thể sếp biết là bạn đúng. Nhưng không phải là kiểu sếp sẽ
    thừa nhận. Vấn đề nằm ở chỗ là sếp luôn đúng, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
  • Bạn là người thuyết phục sếp. Vì vậy bạn phải chứng minh luận điểm của bạn là đúng. Bạn tuyệt đối không được đưa ra quyết định. Bạn chỉ được gợi ý mà không được phép đưa ra những câu khẳng định, “phải”, “bắt buộc”, “chắc chắn”. Hãy tìm mọi cách để sếp có thể chấp nhận và hiểu được vấn đề mà bạn đề cập là quan trọng. Và sếp là người có quyền cao nhất.

3.2 Khẳng định năng lực.

Lý thuyết là 1 chuyện. Điều mà sếp quan tâm là tính khả thi. Liệu rằng bạn có thể triển khai được không? Bạn có đủ năng lực và tầm ảnh hưởng để kêu gọi mọi người làm dự án với bạn. Bằng mọi cách bạn phải chứng mình được năng lực của mình. Tính quyết đoán, khả năng lãnh đạo, đương đầu và giải quyết vấn đề của bạn phải đủ tốt. Như vậy bạn mới có khả năng thuyết phục sếp của mình

Vì vậy nếu bạn có kế hoạch hãy cho sếp biết bạn sẽ triển khai nó với nguồn nhân lực như thế nào. Vai trò của bạn trong đó là gì bạn cần phải rạch ròi từng chút.

3.3 Công tác tư tưởng và tầm ảnh hưởng.

Việc cởi mở trân thành, phong cách thuyết phục đầy tính nhiệt huyết là 1 điểm cộng. Bạn cần phải rèn luyện từng ngày, từng giờ để có thể trình bày một cách thu hút. Thuyết phục sếp là một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Nếu bạn đang có tâm lý sợ sệt, sợ sếp đánh giá không tốt, thì bạn sẽ không bao giờ làm được. Bạn không tin chính mình thì làm sao để sếp có thể tin được bạn.

Tham khảo:   Những Điều Cần Biết Về Kỹ Năng Thuyết Phục

Sếp là một người bình thường như bao người. Chỉ khác ở chỗ, sếp là người gánh trên vai cả công ty vì vậy mọi chuyện đều phải rõ ràng. Muốn thuyết phục sếp bạn cần phải thuyết phục được chính mình trước đã.

4. Kết luận.

Thuyết phục sếp là một nghệ thuật. Để có thể thuyết phục được sếp bạn cần phải chuẩn bị thật kĩ tất cả mọi thứ. Đúng lúc, đúng thời điểm, đúng thứ công ty cần, và một phương pháp trình bày đầy thuyết phục bạn sẽ trinh phục được sếp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo