36. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng thuyết trình: Những phương pháp hữu dụng khiến bài thuyết trình của bạn trở nên lôi cuốn và thu hút người nghe hơn

Dù là bất cứ mục đích thuyết trình nào – từ pitching đề án kinh doanh, đào tạo kỹ năng, cho đến trình bày thông điệp, kế hoạch phát triển công ty…, người thuyết trình bao giờ cũng muốn người nghe đọng lại ý tưởng, mong muốn của mình càng nhiều càng tốt. Sau đây là một vài phương pháp hữu ích có thể biến bài thuyết trình của bạn trở thành thứ vũ khí tối thượng giúp bạn đạt được mọi mục đích của mình.

Thế giới này tồn tại muôn vàn phong cách thuyết trình khác nhau nhưng chúng đều hướng tới mục đích chung là Giao tiếp và truyền tải thông tin. Vì thế, không quan trọng bạn đang dùng hàng loạt slide thông tin kèm theo các hình ảnh và dữ liệu số nhằm mục đích báo cáo, chứng minh thực dụng, hay các phương pháp kể chuyện, diễn thuyết bay bổng –  vì cuối cùng chúng đều chỉ là những công cụ thuyết trình đơn thuần. Thế nhưng, câu hỏi lớn hơn đặt ra là, phương pháp thuyết trình nào là phù hợp nhất với phong cách của bạn? Làm thế nào để ta đạt được mục đích ban đầu đã vạch ra sau bài thuyết trình? Hay thậm chí là cách để kết nối với khán giả, làm họ thích thú, tập trung, thay vì bày tỏ sự buồn chán, tẻ nhạt? Dưới đây là giải pháp.

Hiểu rõ mục đích của bạn khi thực hiện bài thuyết trình

Trước khi bắt tay vào làm những trang slide đầy tính thẩm mỹ và tập bài thuyết trình trước gương, sẽ chẳng phải là sự phí phạm nếu bạn ngồi lại một chút và nghĩ về lí do tại sao bạn làm bài thuyết trình đó. Hãy đặt ra các câu hỏi như: Điều gì bạn muốn đạt được sau bài thuyết trình? Bạn muốn những người nghe sẽ cảm thấy ra sao? Bạn sẽ muốn họ làm điều gì sau khi bạn kết thúc bài nói, hay cụ thể hơn là bạn dự đoán được họ sẽ làm gì sau thời gian lắng nghe bạn?
Một khi bạn đã đặt ra tất cả các câu hỏi trên và hiểu tường tận câu trả lời cho chúng là gì, lúc đó hẵng bắt tay vào tạo dựng bài thuyết trình.

Tham khảo:   Nhân viên của bạn có thật sự yêu công việc mà họ đang làm?

Luôn nhớ rằng: Thuyết trình không phải dành cho bạn; thuyết trình dành cho những người quan tâm và lắng nghe

Rất nhiều người giới thiệu bài thuyết trình một cách dài dòng nhằm tạo ấn tượng ban đầu tốt (như họ nghĩ), tuy nhiên, phản ứng của mọi người thường là sự không hứng thú. Đừng dài dòng, hãy đi thẳng vào trọng tâm. Hãy trình bày thứ khán giả muốn lắng nghe, như mục đích tại sao họ lại ngồi ở đây? Sau khi nghe xong họ có thể nhận được gì? Hãy thuyết phục khán giả thông qua cách họ muốn bạn nói. Để làm được điều đó, hãy hiểu người lắng nghe bạn là những ai và thích kiểu trình bày như thế nào.

Một bài thuyết trình tốt là một bài thuyết trình chỉ tập trung vào khán giả. Những người nghe chỉ thích thú khi lắng nghe những điều họ muốn hiểu. Hãy trình bày mọi thứ theo ý họ muốn.

Công thức tối thượng: Đặt câu hỏi, lắng nghe, phản hồi

Đừng bao giờ mong chờ một ai đó sẽ nói ra điều bạn thực sự muốn nghe. Chúng ta đều là những cá thể khác biệt trong suy nghĩ, nên cách tốt nhất để bạn nghe được điều bạn muốn nghe, hãy hỏi họ trước. Trước hết, hãy tạo cho họ đủ sự tin tưởng và thoải mái để tham gia vào cuộc trò chuyện. Liên tục động viên và thuyết phục họ dũng cảm nói ra và kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời.

Đặt câu hỏi, liên tục gợi về nội dung liên quan tới câu hỏi đó, cho người được hỏi một khoảng thời gian để phản ứng và trả lời, quan trọng là, đừng ngay lập tức làm theo câu trả lời đầu tiên, vì có thể họ sẽ còn những ý kiến khác giá trị hơn tiếp sau đó.
Khi khán giả trả lời, hãy thật tập trung lắng nghe họ, phản ứng theo ngôn ngữ của họ, như cách nói, thái độ hay cử chỉ. Điều đó sẽ làm khán giả tin tưởng, trả lời bạn thật lòng hơn và bạn sẽ có nhiều thông tin đúng với mong muốn của mình hơn.

Tham khảo:   4 kỹ năng tư duy phản biện tạo nên nhà lãnh đạo tài ba của John Maxwell

PowerPoint không phải yếu tố chính làm nên một bài thuyết trình thành công

Powerpoint về cơ bản sẽ giúp người thuyết trình hình ảnh hóa thông tin và nắm bắt được những điểm chính của bài thuyết trình dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là công cụ hỗ trợ, chứ không phải nội dung của bài thuyết trình. Rất nhiều người khi thuyết trình chỉ nhìn vào các slide trình chiếu và “diễn dịch” lại chúng, theo một cách ngắn cụ thể. Đó không gọi là thuyết trình, đó gọi là đọc lại nội dung.

Đừng để khán giả của bạn phát chán vì những slide phức tạp, rối chữ và đầy ắp thông tin. Hãy cố gắng đặt ít chữ và hình ảnh nhất có thể lên bảng trình chiếu, nhằm tạo đủ khoảng trống cho người xem được nghỉ ngơi và tập trung vào phần cốt lõi nhất trong bài thuyết trình. Hãy nói theo sự hiểu biết của bản thân và dùng Powerpoint làm công cụ để chứng minh những điều bạn nói là có có sở, thông qua các dữ liệu, kết luận ngắn gọn, dễ hiểu.

Hãy thật thoải mái và là chính bạn

Đừng bắt chước hay sao chép phong cách thuyết trình của bất cứ ai, điều đó sẽ chỉ làm bạn mất điểm thêm thôi. Hãy tìm ra những yếu tố tốt nhất của bản thân trong việc giao tiếp, thuyết phục người khác và học hỏi thêm những kĩ năng chuyên môn để phát triển chúng. Khán giả sẽ thực sự ấn tượng khi bạn có một phong cách thuyết trình ấn tượng, không giống ai. Nếu bạn làm được điều đó, bài thuyết trình sẽ đọng lại trong tâm trí của người nghe lâu hơn.

Hãy sắp xếp những buổi họp online trao đổi và chia sẻ thêm cho đồng nghiệp của bạn về những kiến thức bạn có được qua Masterskills thông qua kỹ năng thuyết trình ấn tượng của mình!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo