24. Kinh doanh thương mại

Lãnh hải (Territorial Waters) là gì? Ranh giới của lãnh hải

Lãnh hải (Territorial Waters) (Ảnh: VĐĐC)

Lãnh hải (Territorial Waters)

Lãnh hải – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Territorial Waters hay Merterritoriale.

Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thuỷ và các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. (Theo Encyclopaedia Britannica)

Ranh giới lãnh hải theo qui định của Luật biển quốc tế

Chiều rộng của lãnh hải

Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải kể từ đường cơ sở được vạch ra.

Ranh giới phía ngoài của lãnh hải

Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải.

Đường cơ sở thông thường

Trừ trường hợp qui định của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận.

Các mỏm đá

Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, thì đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất ở bờ phía ngoài cùng của các mỏm đá, như đã được thể hiện trên các hải đồ được quốc gia ven biển chính thức công nhận.

Tham khảo:   Tổn thất toàn bộ (Total Loss) trong bảo hiểm vận tải quốc tế là gì?

Nội thủy

1. Trừ trường hợp qui định, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia.

2. Khi một đường cơ sở thẳng được vạch ra theo đúng phương pháp gộp vào nội thủy của các vùng nước trước đó chưa được coi là nội thủy, thì quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền vẫn được áp dụng ở các vùng nước đó.

Cảng

Để ấn định ranh giới lãnh hải, các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của một hệ thống cảng, nhô ra ngoài khơi xa nhất, được coi là thành phần của bờ biển. Các công trình thiết bị ở ngoài khơi xa bờ biển và các đảo nhân tạo không được coi là những công trình thiết bị cảng thường xuyên.

Vũng tàu

Các vũng tàu được dùng thường xuyên vào việc xếp dỡ hàng hóa và làm khu neo tàu, bình thường nằm hoàn toàn hoặc một phần ở ngoài đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải cũng được coi như là bộ phận của lãnh hải.

Bãi cạn lúc chìm lúc nổi

1. “Bãi cạn lúc chìm lúc nổi” là những vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước. 

Tham khảo:   Hiệp định AJCEP (ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership) là gì?

Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải.

2. Khi các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoàn toàn ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì chung không có lãnh hải riêng. (Theo Công ước biển quốc tế năm 1982)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo