24. Kinh doanh thương mại

Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) là gì? Các loại lệnh giao hàng D/O

Untitled

Hình minh họa

Lệnh giao hàng 

Khái niệm

Lệnh giao hàng trong tiếng Anh là Delivery Order; viết tắt là D/O.

Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,…

Hình minh họa (kynangxuatnhapkhau.com)

Các loại lệnh giao hàng D/O

D/O forwarder: Lệnh giao hàng của đại lí vận chuyển đơn giản hiểu là đại lí vận chuyển ban hành lệnh này để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận (doanh nghiệp nhập khẩu). Tuy nhiên, đại lí vận chuyển không phải là người viết hóa đơn nên không thể chỉ dùng lệnh này để nhận hàng mà cần yêu cầu phải có những chứng từ kèm theo.

D/O hãng tàu: Lệnh giao hàng của hãng tàu là lệnh hãng tàu cấp phát để yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nào đó. Thường mối quan hệ sẽ là: Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho đại lí vận chuyển và đại lí vận chuyển yêu cầu giao hàng cho họ. Khi đại lí vận chuyển nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với hóa đơn gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng.

Tham khảo:   Pháp luật ngân sách nhà nước là gì? Đặc điểm của các quan hệ xã hội

Những giấy tờ cần thiết để lấy D/O

Khi nhận hàng người nhập khẩu cần phải mang theo những giấy tờ sau:

– Giấy giới thiệu

– Thông báo hàng đến

– Vận đơn

– Chứng minh nhân dân, căn cước công dân,… của người đi lấy lệnh

– Ngoài ra, người nhập khẩu phải đem theo một khoản tiền để đóng phí lệnh giao hàng và một số chi phí khác theo qui định

– Trong trường hợp lô hàng được thanh toán bằng L/C (thư tín dụng) thì cần mang theo vận đơn gốc có kí hậu và đóng dấu của ngân hàng

Đối với hàng nguyên container thì trên D/O sẽ được đóng dấu “hàng giao thẳng”, còn nếu trong trường hợp người nhập khẩu hạ hàng và cắt chì tại bãi thì D/O sẽ được đóng dấu “hàng rút ruột”.

Lưu ý trong trường hợp đặc biệt

– Trường hợp chỉ cần D/O forwarder (đại lí vận chuyển) cũng có thể nhận hàng: khi đại lí vận chuyển kí tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lí của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.

Tham khảo:   Mua bán thông thường (Normal Trade) trong ngoại thương là gì?

– Trường hợp cần lệnh nối của hãng tàu con để nhận hàng: trong trường hợp vận chuyển có chuyển tải hàng hóa bằng tàu phụ thì doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của hãng tàu con nữa mới có thể nhận hàng.

(Tài liệu tham khảo: Bài giảng gốc giao nhận và vận tải quốc tế, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo