22. Quản trị kinh doanh

Lí thuyết đánh đổi động (Dynamic Trade-off Theory) là gì?

Lí thuyết đánh đổi động (Dynamic Trade-off Theory) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: slideplayer)

Lí thuyết đánh đổi động

Khái niệm

Lí thuyết đánh đổi động trong tiếng Anh được gọi là Dynamic Trade-off Theory.

Lí thuyết đánh đổi động cho rằng doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao thì việc hưởng lợi từ lá chắn thuế càng lớn khi họ vay nợ càng nhiều.

Nguồn gốc ra đời 

Kế thừa kết quả nghiên cứu của Miller và Modigliani, lí thuyết đánh đổi động về cơ cấu vốn được ra đời để giải thích về cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Lí thuyết đánh đổi động được đưa ra bởi Fischer & cộng sự (1989). Họ cho rằng có sự hiện diện của chi phí vốn hóa cổ phần trong lựa chọn mô hình của cơ cấu vốn tối ưu động. Điều này cho thấy rằng cơ cấu vốn của doanh nghiệp trên thực tế không phải luôn luôn trùng khớp cơ cấu vốn tối ưu.

Nói cách khác, doanh nghiệp xác định một biên độ dao động cho tỷ số nợ. Trong mô hình của cơ cấu vốn tối ưu động, quyết định tài trợ phụ thuộc cụ thể vào tài trợ cận biên mà doanh nghiệp dự đoán trong giai đoạn tới. Dần dần, cơ cấu vốn của doanh nghiệp sẽ tiệm cận cơ cấu vốn tối ưu.

Tham khảo:   Phương án kinh doanh (Business Project) là gì? Vai trò và tác dụng

Nội dung

Như đề cập ở trên, lí thuyết này cho rằng doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao thì việc hưởng lợi từ lá chắn thuế càng lớn khi họ vay nợ càng nhiều. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên hoạt động với đòn bẩy cao hơn để tận dụng ưu thế của lá chắn thuế. 

Mặc dù chi phí kiệt quệ tài chính hoặc khả năng phá sản cũng sẽ cao hơn khi doanh nghiệp hoạt động với mức độ đòn bẩy cao, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí phá sản có tồn tại nhưng nó chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ so với lợi ích từ lá chắn thuế. 

Vì vậy, lí thuyết này giải thích về mối quan hệ cùng chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

Những nghiên cứu của Roden & LewMasterskillsn (1995); Hadlock, C. & James, C. (2002); Berger & Bonaccorsi di Patti (2006) là những minh chứng cho mối quan hệ thuận chiều này.

Thuật ngữ liên quan

Lí thuyết của Modigliani và Miller cho rằng trong một thị trường hoàn hảo, cơ cấu vốn không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

Tham khảo:   Sự thay đổi (Change) trong doanh nghiệp là gì? Bản chất và phân loại

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đại học Hàng hải Việt Nam)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo