22. Quản trị kinh doanh

Môi trường vi mô (Micro environment) là gì? Các yếu tố cơ bản của môi trường vi mô

Hình minh họa

Môi trường kinh doanh vi mô (Micro environment)

Định nghĩa

Môi trường vi mô trong tiếng Anh gọi là Micro environment. Môi trường vi mô còn được gọi là môi trường kinh doanh đặc thù hay môi trường ngành.

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành những mục tiêu của doanh nghiệp.

Ý nghĩa

Môi trường vi mô là một bộ phận của môi trường kinh doanh.

Môi trường vi mô là môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp, nó ảnh hưởng mạnh và trực tiếp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong một ngành kinh doanh.

Yếu tố cơ bản của môi trường vi mô

Theo Micheal Porter, có 5 yếu tố cơ bản tạo thành môi trường vi mô, đó là: Đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các sản phẩm thay thế.

(1) Khách hàng

Khách hàng là những tổ chức hoặc cá nhân mua, tiêu dùng hoặc tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng của doanh nghiệp được chia thành các nhóm:

Tham khảo:   Thông tin (Information) trong quản trị là gì?

– Người tiêu dùng

– Các trung gian phân phối

– Các tổ chức mua sản phẩm của doanh nghiệp để duy trì hoạt động hoặc thực hiện các mục tiêu cụ thể.

Mỗi nhóm khách hàng có những đặc điểm riêng và từ đó hình thành nên các nhu cầu khác nhau đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cũng phải có phương pháp, cách thức quản trị khác nhau nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng nhóm.

(2) Nhà cung cấp

– Những nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp, như cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, cung cấp vốn, các dịch vụ tài chính, cung ứng lao động…

(3) Đối thủ cạnh tranh hiện tại

– Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng ngành kinh doanh và cùng khu vực thị trường với doanh nghiệp.

(4) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

– Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa tham gia cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng sẽ gia nhập ngành.

Tham khảo:   Phân tích mô tả (Descriptive Analytics) là gì? Bản chất của phân tích mô tả

(5) Sản phẩm thay thế

– Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng.

– Sản phẩm thay thế là một đe dọa rất lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo