22. Quản trị kinh doanh

Môi trường kinh doanh quốc tế (International Business Environment – IBE) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Medium

Môi trường kinh doanh quốc tế (International Business Environment – IBE)

Định nghĩa

Môi trường kinh doanh quốc tế trong tiếng Anh là International Business Environment, viết tắt là IBE.

Môi trường kinh doanh quốc tế là môi trường đa chiều bao gồm các yếu tố như rủi ro chính trị, sự khác biệt về văn hóa, rủi ro trao đổi, các vấn đề pháp lí và thuế…

Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế

Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập ngày nay, mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia và cộng đồng kinh tế thế giới ngày càng tăng. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế được đặt ra khác nhau tuỳ theo từng loại tổ chức. 

– Đối với các tổ chức chỉ hoạt động ở thị trường trong nước 

Đối với tổ chức chỉ hoạt động ở thị trường trong nước, có nghĩa là các sản phẩm của các tổ chức này chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa vẫn có ít nhất vẫn có hai do cần phải nghiên cứu môi trường quốc tế. 

+ Thứ nhất, do tính phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia trong cộng đồng thế giới ngày càng rõ rệt. 

Vì vậy, những sự thay đổi của môi trường kinh doanh quốc tế chắc chắn sẽ tác động làm thay đổi các điều kiện môi trường vĩ mô và cạnh tranh trong nước. 

Điều này cho thấy rằng muốn dự báo môi trường kinh doanh trong nước một cách chính xác, các nhà quản trị còn phải xem xét trong một mức độ nhất định những thay đổi của môi trường quốc tế có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh trong nước. 

Tham khảo:   Nhu cầu (Need) là gì? Ứng dụng việc tìm hiểu trong quản trị kinh doanh

+ Thứ hai, trong nhiều trường hợp mặc dù các tổ chức không trực tiếp quan hệ với thương trường quốc tế, nhưng nó có thể có quan hệ gián tiếp ở phiá đầu vào hoặc phía đầu ra thông qua việc mua, bán một loại vật tư thiết bị nào đó qua một tổ chức khác trong nước.

Ngoài ra các tổ chức hoạt động trong nước không chỉ quan tâm sự tác động của môi trường quốc tế đến các điều kiện của môi trường vĩ mô trong nước mà còn phải tính đến cả những tác động của nó đối với môi trường cạnh tranh.

Điều đó có nghĩa là các yếu tố của môi trường cạnh tranh như khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế cần phải mở rộng ra trong phạm vi quốc tế, không nên giới hạn ở những điều kiện trong nước. 

– Đối với các tổ chức hoạt động trên thương trường quốc tế 

Các tổ chức hoạt động trên thương trường nước ngoài cần phải nghiên cứu điều kiện môi trường của nước sở tại. Việc phân tích môi trường quốc tế cũng giống như phân tích môi trường bên ngoài song được xem xét trong bối cảnh toàn cầu. 

Khi phân tích môi trường nước sở tại thì môi trường chính trị – pháp luật và môi trường văn hoá cần có sự quan tâm thích đáng vì nó có thể có những điểm rất khác biệt so với môi trường nước chủ nhà. 

* Đối với các tổ chức sản xuất trong nước nhưng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nước ngoài thì vừa phải chịu ảnh hưởng của những điều kiện môi trường kinh doanh trong nước, vừa phải chịu những điều kiện môi trường nước ngoài. 

Tham khảo:   Văn hoá vai trò (Role culture) của Harrison và Handy là gì? Đặc trưng

Tổ chức cần tiến hành phân tích những yếu tố vĩ mô chẳng hạn như các yếu tố kinh tế, chính trị – pháp , dân số, văn hoá xã hội,… có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó cũng cần phân tích và nhận dạng các áp lực của môi trường cạnh tranh mà tổ chức đang phải đối mặt tại thị trường nước ngoài, chẳng hạn như khách hàng, người cung cấp, sản phẩm thay thế,… 

* Đối với các tổ chức chỉ hoạt động trên thương trường nội địa nhưng có quan hệ với tổ chức cung cấp nước ngoài thì cũng phải tính đến yếu tố môi trường của nước sở tại. 

Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế biến động của môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp của các tổ chức cung cấp ở nước ngoài mà có thể tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn đối với các nguồn cung cấp đầu vào của tổ chức. 

* Đối với các tổ chức đang tìm cách thành lập với các cơ sở sản xuất ở nước ngoài thì càng phải quan tâm hơn nữa những yếu tố của môi trường tại nước ngoài. 

Ví dụ, các yếu tố như mức tiền công trung bình, luật thuế, các qui định về thuê mướn tại địa phương, các quan điểm chung về công ăn việc làm và mức sống, các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, … sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị học, Trường Đại học Kinh tế tài chính)

Tham khảo:   Nhóm (Team) trong doanh nghiệp là gì? Những điểm lưu ý

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo