22. Quản trị kinh doanh

Môi trường kinh doanh (Business Environment) là gì? Các yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh

Hình minh họa. Nguồn: STUDY COMMERCE

Môi trường kinh doanh (Business Environment) 

Khái niệm

Môi trường kinh doanh – danh từ, trong tiếng Anh gọi là Business Environment

Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ quan niệm này, có thể coi môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 

Sự tồn tại và phát triển của bất kì doanh nghiệp nào dù qui mô như thế nào hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đi chăng nữa bao giờ cũng là quá trình vận động không ngừng trong một môi trường kinh doanh đầy biến động. 

Với sự tác động của môi trường kinh doanh sẽ hoặc là tích cực theo nghĩa tạo cơ hội hoặc tiêu cực với nghĩa ngược lại là tiêu cực cho kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi nhà quản trị phải luôn luôn theo dõi, nghiên cứu môi trường kinh doanh ở mọi cấp độ. (Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Yếu tố bên ngoài

Yếu tố chính trị là các hoạt động của chính phủ và điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chẳng hạn như luật pháp, qui định, thuế quan và các rào cản thương mại khác, đôi khi là chiến tranh và bất ổn xã hội. 

Các yếu tố kinh tế vĩ mô là các yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, không chỉ riêng doanh nghiệp. Bao gồm lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ giá hối đoái, niềm tin của người tiêu dùng, thu nhập khả dụng thực tế của người tiêu dùng, tỉ lệ tiết kiệm của người tiêu dùng, thời kì suy thoái và khủng hoảng. 

Tham khảo:   Uy tín (Reputation) là gì? Đặc điểm và nguyên tắc

Các yếu tố kinh tế vi mô là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Bao gồm qui mô thị trường, nhu cầu, nguồn cung, mối quan hệ với nhà cung cấp và chuỗi phân phối chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ bán sản phẩm của doanh nghiệp, số lượng và sức mạnh cạnh tranh. 

Các yếu tố xã hội về cơ bản là các yếu tố liên quan đến xã hội nói chung và các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các yếu tố xã hội bao gồm các phong trào xã hội, chẳng hạn như các phong trào về môi trường, cũng như những thay đổi trong thời gian và sở thích của người tiêu dùng. 

Yếu tố công nghệ là sự đổi mới công nghệ có thể mang lại lợi ích hoặc tổn hại đến doanh nghiệp. Một số cải tiến công nghệ có thể làm tăng tỉ suất lợi nhuận và lợi nhuận của doanh nghiệp như phần mềm máy tính và dây chuyền sản xuất tự động. Mặt khác, một số sáng kiến công nghệ là mối đe dọa hiện hữu đối với một doanh nghiệp, chẳng hạn như việc phát nội dung trực tuyến trên Internet sẽ là bất lợi đối với những doanh nghiệp cho thuê DVD.

Yếu tố bên trong

Văn hóa tổ chức là khuôn khổ của các giá trị, tầm nhìn, chuẩn mực và thói quen được chia sẻ bởi các thành viên của một tổ chức. Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến cách các nhân viên trong doanh nghiệp tương tác với nhau, khách hàng của họ và các bên liên quan khác.

Tham khảo:   Sai lỗi (Defect) trong sản xuất là gì? Nguyên nhân gây ra lãng phí sai lỗi

Cơ cấu tổ chức là cách thức mà doanh nghiệp được tổ chức để tiến hành các hoạt động của mình. Các tổ chức có thể được thiết lập theo mặt phẳng, với rất ít cấp bậc hoặc được thiết lập theo chiều thẳng đứng với nhiều cấp độ phân cấp. Cách thức tổ chức của một tổ chức sẽ ảnh hưởng đến cách quản lí doanh nghiệp và mức độ kiểm soát của từng nhân viên đối với công việc của họ. 

Cấu trúc quản lí là cách thức quản lí doanh nghiệp. Quản lí có thể được tập trung, trong đó tất cả các quyết định từ cấp trên được đưa xuống toàn doanh nghiệp hoặc có thể được phân cấp, trong đó việc ra quyết định được phân phối trong toàn tổ chức và các quyết định được đưa ra gần hơn với các hoạt động hoặc vấn đề liên quan. (Theo Shawn Grimsley, What Is Business Environment?, Study.com)

Các loại môi trường kinh doanh

Có rất nhiều cách để phân loại môi trường kinh doanh. Theo giới hạn hàng rào ngăn cách người ta hay phân biệt môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thành 2 loại là môi trường bên ngoài doanh nghiệp và môi trường bên trong doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp lại tiếp tục được phân chia thành môi trường quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân (những điều kiện kinh tế, xã hội…) và môi trường ngành (đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng,…)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo