22. Quản trị kinh doanh

Lí thuyết quản trị cổ điển (Classical Management Theory) là gì? Ưu nhược điểm

Hình minh họa

Lí thuyết quản trị cổ điển

Khái niệm

Lí thuyết quản trị cổ điển trong tiếng Anh là Classical Management Theory.

Lí thuyết quản trị cổ điển được xây dựng dựa trên niềm tin rằng người lao động chỉ có nhu cầu về thể chất và kinh tế. Nó không tính đến nhu cầu xã hội hoặc sự hài lòng về công việc, mà thay vào đó chủ trương chuyên môn hóa lao động, tập trung quyền lãnh đạo và ra quyết định, và tối đa hóa lợi nhuận.

Lí thuyết này được xây dựng với mục đích duy nhất là hợp lí hóa các qui trình hoạt động, tăng năng suất và lợi nhuận. Lí thuyết quản trị cổ điển ra đời vào cuối thế kỉ 19 và được áp dụng phổ biến trong nửa đầu thế kỉ 20. 

Dù không được ứng dụng rộng rãi trong thời hiện đại, một số nguyên tắc của lí thuyết này vẫn còn giá trị trong các doanh nghiệp nhỏ liên quan đến sản xuất.

Nơi làm việc lí tưởng theo lí thuyết quản trị cổ điển

Lí thuyết quản trị cổ điển chỉ ra nơi làm việc lí tưởng là một nơi các đặc điểm chính sau:

Cấu trúc phân cấp: Nơi làm việc được chia thành ba tầng lớp quản lí riêng biệt. Đứng đầu là các chủ sở hữu, ban giám đốc và giám đốc điều hành đặt ra các mục tiêu dài hạn cho công ty. Quản lí cấp trung đảm nhận trách nhiệm giám sát các giám sát viên, đồng thời đặt ra các mục tiêu ở cấp bộ phận phù hợp với giới hạn của ngân sách quản lí. Cuối cùng là các giám sát viên – người quản lí các hoạt động hàng ngày, giải quyết các vấn đề và đào tạo nhân viên.

Tham khảo:   Chiến lược phụ thuộc là gì? Ưu và nhược điểm

Chuyên môn hóa: Khuyến khích sử dụng các dây chuyền lắp ráp: các nhiệm vụ lớn được chia thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và dễ thực hiện. Công nhân hiểu rõ vai trò của mình và thường chuyên về một lĩnh vực duy nhất.

Động cơ: Lí thuyết này tin rằng nhân viên được thúc đẩy bởi các phần thưởng tài chính. Nó đề xuất rằng nhân viên sẽ làm việc chăm chỉ hơn và có năng suất cao hơn nếu họ được nhận những phần thưởng dựa trên công việc.

Trung tâm của lí thuyết là mô hình lãnh đạo chuyên quyền. Trong hệ thống này, không cần tham khảo ý kiến của nhiều nhóm người để đưa ra quyết định. Một nhà lãnh đạo duy nhất đưa ra quyết định cuối cùng và nó được truyền đạt xuống cho tất cả mọi người làm theo. Cách tiếp cận này có thể có lợi khi cần nhanh chóng đưa ra quyết định bởi một người, thay vì chờ thảo luận từ một nhóm các quan chức công ty.

Ưu nhược điểm của lí thuyết quản trị cổ điển

Ưu điểm

– Chỉ ra cấu trúc, chức năng và hoạt động quản lí rõ ràng

Tham khảo:   Mô hình tổ chức lao động đơn giản (Simple structure) trong tổ chức sự kiện là gì?

– Phân công lao động có thể khiến cho các nhiệm vụ trở nên dễ dàng hơn, có thể giúp nâng cao năng suất

– Xác định rõ ràng về vai trò và nhiệm vụ của nhân viên

Nhược điểm

– Phụ thuộc vào kinh nghiệm và hầu như chỉ có thể áp dụng trong hoạt động sản xuất

– Cố gắng dự đoán và kiểm soát hành vi của con người, bỏ qua tầm quan trọng của mối quan hệ và sự sáng tạo của con người

– Về bản chất, lí thuyết này xem công nhân gần như là máy móc, không tính đến sự hài lòng của công việc, những lợi ích mà tinh thần và ý kiến của nhân viên có thể đem lại.

(Theo Villanova University)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo